Phối hợp giữa Cơ quan Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hoạt động giám sát
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 50/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì nội dung này được quy định như sau:
1. Cơ quan Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra ở địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Ban Thanh tra nhân dân và ý kiến của các tầng lớp nhân dân phản ánh thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Khi cần thiết, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Ban Thanh tra nhân dân tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra, ở xã, phường, thị trấn. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia khi được yêu cầu tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước.
Khi Ban Thanh tra nhân dân thực hiện quyền giám sát, kiểm tra theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi được giám sát, kiểm tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, trả lời kiến nghị theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chỉ đạo tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và bảo vệ công dân khi họ thực hiện quyền giám sát của mình.
3. Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện nhiệm vụ giám sát có trách nhiệm:
a. Mời đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia xây dựng kế hoạch giám sát của Hội đồng nhân dân.
b. Mời đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia hoạt động giám sát.
c. Cung cấp thông tin có liên quan đến công tác giám sát của Hội đồng nhân dân cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
d. Tạo điều kiện để đại diện Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa kiến nghị liên quan đến nội dung giám sát.
đ. Tiếp nhận những thông tin có liên quan đến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp cung cấp.
4. Người đứng đầu cơ quan Nhà nước có trách nhiệm:
a. Tiếp, cung cấp thông tin và giải trình những vấn đề liên quan theo yêu cầu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi tiến hành hoạt động giám sát;
b. Cử đại diện tham gia hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị;
c. Xem xét, giải quyết kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt; xem xét, giải quyết, xử lý kịp thời những trường hợp vi pháp pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có kiến nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn về Phối hợp giữa Cơ quan Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hoạt động giám sát. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 50/2001/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?