Công đoạn cắt hủy tiền in, đúc hỏng được tiến hành ra sao?

Công đoạn cắt hủy tiền in, đúc hỏng được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Vinh. Trong quá trình học, khi học đến môn Luật Ngân hàng, em có tìm hiểu thêm một số thông tin về hoạt động in đúc, quản lý quá trình lưu thông tiền tệ ở nước ta. Em thấy một vài tài liệu đề cập đến quá trình tiêu hủy tiền gồm nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn cắt hủy tiền. Em thắc mắc không biết công đoạn này được tiến hành cụ thể ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Chu Minh Thắng (thang***@yahoo.com)

Ngày 07/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

Theo đó, công đoạn cắt hủy tiền in, đúc hỏng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 13 Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Cụ thể như sau: 

1. Tổ cắt hủy nhận của Tổ kiểm đếm các loại tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm, đóng bó và niêm phong mới theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư này.

2. Trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

3. Tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng được đưa vào máy cắt hủy để cắt thành mảnh phế liệu có chiều rộng tối đa 01 cm, chiều dài tối đa 20cm.

Tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được đưa vào máy hủy chuyên dùng để cắt thành mảnh phế liệu (ít nhất 03 mảnh tùy kích thước đồng tiền). Trường hợp sử dụng phương pháp dập hủy định dạng hoặc nung chảy hoàn toàn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4. Cuối ngày, số tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết; ngày, tháng năm; tên tổ gửi; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người gửi; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ cắt hủy), vào sổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 06 đính kèm Thông tư này) và gửi vào kho tiêu hủy để bảo quản.

5. Phế liệu thu hồi sau tiêu hủy được đóng bao, khâu kín miệng bao, đưa vào kho phế liệu tiêu hủy để bảo quản.

6. Tổ cắt hủy lập biên bản kết quả cắt hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên (theo Mẫu biểu số 13 đính kèm Thông tư này). Cuối đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, Hội đồng tiêu hủy lập báo cáo tổng hợp kết quả cắt hủy có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 15, 16 đính kèm Thông tư này).

7. Hội đồng tiêu hủy lập biên bản giao nhận, bàn giao toàn bộ phế liệu đã cắt hủy, đóng bao trong ngày cho cơ sở in, đúc tiền có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 14 đính kèm Thông tư này).

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về công đoạn cắt hủy tiền in, đúc hỏng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
155 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào