Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Ngày 07/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
1. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên thuộc Bộ máy Hội đồng tiêu hủy quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Cử cán bộ quản lý chìa khóa “Kho tiêu hủy” và “Kho phế liệu tiêu hủy” theo quy định hiện hành về chế độ quản lý kho của cơ sở in, đúc tiền.
4. Trang cấp phương tiện làm việc, bảo hộ lao động và vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng.
5. Đề nghị cơ sở in, đúc tiền có biện pháp xử lý đối với các cá nhân liên quan đến số tiền in, đúc hỏng thừa, thiếu phát hiện trong quá trình tiêu hủy tiền in, đúc hỏng và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng giám sát kết quả xử lý.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tiền in, đúc hỏng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 02/2014/TT-NHNN.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thanh Hóa năm 2025?
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc (Mẫu 20-ĐK-TCT) 2025 theo Thông tư 86?
- Tải đề tham khảo CA1, CA2, CA3, CA4 kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân 2025?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày dương? Ngày lễ, sự kiện diễn ra Tháng 2/2025?