Đánh giá hệ sinh thái san hô
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc đánh giá hệ sinh thái san hô được thực hiện như sau:
1. Tổng hợp kết quả điều tra, xác định các tiêu chí, phương pháp để phục vụ cho công tác đánh giá, bao gồm:
a) Thu thập các tài liệu kỹ thuật; các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tham khảo khác phục vụ đánh giá rạn san hô;
b) Tổng hợp kết quả phân tích các loại mẫu, các kết quả tính toán nghiệm triều;
c) Xác định các tiêu chí, phương pháp phục vụ cho việc đánh giá theo nội dung quy định; rà soát, phân loại, tổng hợp các thông tin, dữ liệu, số liệu từ công tác điều tra khảo sát, đo đạc phục vụ cho việc đánh giá;
d) Đánh giá độ tin cậy của các số liệu, tài liệu, lập danh mục các tài liệu;
đ) Nhập thông tin, dữ liệu, số liệu vào máy tính theo định dạng trình bày tệp (file) dữ liệu định sẵn.
2. Đánh giá hệ sinh thái san hô:
a) Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, chế độ khí hậu, thời tiết, thủy văn, hải văn, môi trường khu vực hệ sinh thái san hô;
b) Đánh giá chất lượng môi trường nước tại hệ sinh thái san hô;
c) Đánh giá chất lượng môi trường trầm tích tại hệ sinh thái san hô;
d) Đánh giá về sự phân bố, độ che phủ, diện tích rạn san hô và hiện trạng rạn san hô tại khu vực nghiên cứu:
- Tính toán độ che phủ của rạn san hô được chụp ảnh bằng cách đối chiếu ảnh chụp đó với biểu mẫu so sánh % độ che phủ của rạn san hô;
- Đánh giá về độ phủ san hô tại các điểm khảo sát và so sánh hiện trạng với các biểu mẫu theo quy định;
- Đánh giá về diện tích rạn san hô và hiện trạng san hô;
đ) Đánh giá về sự đa dạng loài và chất lượng rạn san hô, bao gồm:
- Số lượng loài san hô, hình thái sinh vật đáy chủ đạo của rạn san hô;
- Chiều cao, kích cỡ của mỗi loài; các thông số hình thái khác của loài;
- Thực trạng sống của mỗi loài san hô;
- Mức độ phát triển và khả năng khôi phục của mỗi loài san hô;
e) Đánh giá sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái san hô:
- Đa dạng sinh học (thực vật phù du, động vật phù du, cá, tảo, rong, sinh vật đáy, các loài thực vật, động vật khác);
- Đánh giá các nhóm loài có giá trị thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ;
- Đánh giá các nhóm loài có giá trị đối với du lịch sinh thái;
- Đánh giá các loài quý hiếm và khả năng phục hồi;
g) Tổng hợp, đánh giá các yếu tố tự nhiên và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái san hô;
h) Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của những khu vực liên quan đến hệ sinh thái san hô; phân tích, xác định các nguy cơ gây suy thoái, cạn kiệt về tiềm năng, giá trị của hệ sinh thái san hô;
i) Đề xuất các giải pháp bảo tồn, bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái san hô.
Trên đây là nội dung quy định về việc đánh giá hệ sinh thái san hô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?