Điều tra, khảo sát tổng quát hệ sinh thái san hô
Căn cứ theo Điều 21 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc điều tra, khảo sát tổng quát hệ sinh thái san hô được thực hiện như sau:
1. Điều tra, khảo sát, lấy mẫu tại hệ sinh thái san hô
a) Vận chuyển máy móc, thiết bị lên tàu, đưa tàu đến vị trí điều tra khảo sát:
- Sử dụng thiết bị GPS để xác định vị trí tàu cần đến;
- Nhập tọa độ vị trí lặn vào máy định vị dẫn đường của tàu;
- Căn gió, dòng chảy, hướng sóng để tính vị trí thả neo;
b) Sử dụng thiết bị GPS để xác định vị trí điểm khảo sát;
c) Khoanh vùng phạm vi điểm nghiên cứu dựa trên các mặt cắt được đặt vuông góc với đường bờ (bờ biển hoặc bờ đảo) – bắt đầu từ bờ (mép nước vào thời điểm khảo sát) cho đến hết chiều rộng của rạn san hô và theo các mặt cắt ngang, dọc trên các bãi cạn, đồi ngầm. Độ sâu địa hình đáy được đo bằng thiết bị đo sâu và theo từng mét trên dây mặt cắt, đồng thời mô tả đặc điểm cảnh quan hình thái trong phạm vi 10 m chiều rộng dọc theo mặt cắt;
d) Quan trắc, xác định và ghi vào sổ nhật ký điều tra, khảo sát các yếu tố cơ bản về thời gian, địa điểm, điều kiện khí tượng, thời tiết, điều kiện hải văn tại vị trí neo tàu và khu vực điều tra, khảo sát;
đ) Khảo sát tổng quát hệ sinh thái san hô:
- Chuẩn bị xuồng kéo; gắn bảng Manta, phao vào dây kéo; gắn dây kéo vào xuồng; người quan sát thực hiện các thao tác chuẩn bị cá nhân để quan sát, khảo sát tổng quát hệ sinh thái san hô theo phương pháp Manta tow;
- Trường hợp bố trí nhiều xuồng thực hiện khảo sát tổng quát bằng phương pháp Manta tow, các đội thuộc các xuồng tiến hành trao đổi, thống nhất về số mặt cắt (số tow) cần khảo sát, điểm xuất phát, tình hình thời tiết; thống nhất các ký hiệu, ám hiệu, khẩu lệnh cần thiết để trao đổi giữa người lái xuồng và người khảo sát, giữa các đội khảo sát với nhau. Trưởng nhóm khảo sát thông báo cho tất cả các đội về tình hình thủy triều, tình hình dòng hải lưu, số giờ nắng còn lại trong ngày và tình hình thời tiết hiện tại. Nếu hiện trạng thời tiết xấu hoặc có dấu hiệu diễn biến xấu, các đội cần thống nhất phương án ứng phó; kiểm tra các điểm nối tiếp, các chốt khóa và hệ thống liên lạc nhằm bảo đảm thông suốt giữa tàu và các xuồng trong thời gian khảo sát;
- Người khảo sát quan sát ghi chép các thông tin có liên quan như thông tin về tình hình thời tiết; mặc áo bơi/lặn; nhảy xuống nước với bảng Manta;
- Chạy xuồng (với tốc độ không đổi hoặc ít thay đổi, khoảng 3 – 5 km/h) kéo người khảo sát theo tuyến trình đã định, bảo đảm quan sát được sườn rạn nhiều nhất, tối thiểu độ rộng quan sát khoảng 10 m;
- Người lái xuồng điều khiển ngừng máy cứ sau 2 phút kéo để người khảo sát ghi chép lại những thông tin, dữ liệu đã quan trắc được. Người lái xuồng chịu trách nhiệm ghi lại số hiệu đường tow, đánh dấu đường tow trên bản đồ khu vực khảo sát; điều chỉnh đến các đường tow theo kế hoạch khảo sát;
- Lặp lại quá trình này cho đến khi kết thúc các mặt cắt khảo sát theo kế hoạch đã định.
Trên đây là nội dung quy định về việc điều tra, khảo sát tổng quát hệ sinh thái san hô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?