Điều tra, khảo sát trọng điểm đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo

Điều tra, khảo sát trọng điểm đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quốc Thành, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tài nguyên môi trường và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Điều tra, khảo sát trọng điểm đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (091***)

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc điều tra, khảo sát trọng điểm đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như sau:

Việc điều tra, khảo sát trọng điểm được tiến hành sau khi điều tra, khảo sát chi tiết. Đối tượng điều tra, khảo sát trọng điểm là các vùng, các khu vực trọng điểm đã được xác định trong điều tra, khảo sát chi tiết. Việc điều tra, khảo sát trọng điểm được tiến hành theo từng nhóm ngành chính, bao gồm những nội dung sau:

1. Đối với ngành nông nghiệp: gồm các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:

a) Sử dụng phương tiện di chuyển đến các vùng nuôi trồng, khu vực khai thác thủy hải sản;

b) Sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin: tên, phạm vi hành chính, tọa độ khu vực nuôi trồng thủy hải sản (xác định bằng thiết bị GPS); loại thủy hải sản nuôi trồng chủ yếu; số lượng, quy mô, vị trí, loại hình nuôi trồng thủy hải sản; loại hóa chất sử dụng trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản; công tác xử lý chất thải sau quá trình nuôi; vị trí, quy mô, sản lượng, năng suất, loại hình khai thác và phương pháp đánh bắt thủy hải sản;

c) Tiến hành đo lưu lượng nước thải do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản;

d) Tiến hành đo sâu tại khu vực nuôi trồng thủy hải sản;

đ) Lấy mẫu nước thải tại các khu vực nuôi trồng thủy hải sản;

e) Chụp ảnh, mô tả vào trong sổ điều tra;

g) Lập danh sách những đối tượng có lưu lượng xả thải lớn hơn 10 m3/ngày đêm.

2. Đối với khu công nghiệp, khu chế xuất: gồm công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp lọc và chế biến dầu khí; khai thác khoáng sản:

a) Sử dụng phương tiện di chuyển tới các khu công nghiệp, khu chế xuất;

b) Sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin (được xây dựng dựa trên các thông tin cần thu thập), gồm: Tên, phạm vi hành chính, tọa độ (xác định bằng thiết bị GPS); loại hình, cơ cấu sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu; lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn và khí thải) hoặc tỷ lệ chất thải của từng cơ sở, loại hình xả thải chủ yếu, tỷ lệ chất thải được thu gom xử lý; giấy phép xả thải vào khu vực đất ngập nước; vị trí xả chất thải (tên nguồn nước tiếp nhận, vị trí hành chính); vị trí đổ chất thải rắn, thông tin về hệ thống thu gom, xử lý, xả chất thải tập trung (loại hình, phương thức, công suất, công nghệ, tình trạng hoạt động, quy trình và nhật ký vận hành, sơ đồ toàn bộ hệ thống); quy trình xử lý chất thải;

c) Quan sát, mô tả, chụp ảnh tại các khu vực xả thải;

d) Tiến hành đo đạc lượng chất thải, lấy mẫu chất thải (nước thải, chất thải rắn) tại khu vực xả thải và khu vực tiếp nhận để phân tích;

đ) Đo sâu tại vùng đất ngập nước có tiếp nhận chất thải;

e) Lập danh sách những đối tượng có lưu lượng xả thải lớn hơn 10 m3/ngày đêm và những cơ sở phát sinh chất thải rắn nguy hại.

3. Đối với giao thông vận tải biển, ven biển, các cảng biển: gồm các hoạt động vận tải biển, khu cảng biển, bến tàu:

a) Sử dụng phương tiện (tàu, thuyền, xe) tiếp cận với các khu cảng biển, bến tàu;

b) Thu thập các thông tin, số liệu tại các tàu thuyền trong khu vực cảng biển (quy mô, công suất tàu, ngành nghề, công nghệ và các thông tin, số liệu khác);

c) Sử dụng phiếu điều tra thu thập thông tin (được xây dựng dựa trên các thông tin cần thu thập), gồm: tên, phạm vi hành chính, tọa độ (xác định bằng thiết bị GPS); số lượng, tải trọng, loại tàu ra vào cảng hằng ngày, lượng chất thải do dằn tàu, lượng dầu cặn qua sử dụng trong hành trình vận tải của mỗi tàu khi đến cảng; lượng dầu cặn thải ra từ các tàu thuyền, lượng chất thải do nạo vét luồng lạch, lượng tạp chất phế thải của hàng hoá, phế thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên, cùng với các dịch vụ khác; công tác thu gom, xử lý rác thải, chất phế thải từ hàng hoá, phế thải sinh hoạt; hệ thống thu gom, xử lý, xả chất thải;

d) Quan sát chụp ảnh tại các khu vực bến tàu, khu vực chứa bùn thải;

đ) Tiến hành đo đạc lượng chất thải và lấy mẫu chất thải (nước thải/chất thải rắn) tại khu vực bến tàu, khu vực chứa bùn thải để phân tích;

e) Tiến hành đo sâu tại các vùng có diễn ra hoạt động giao thông vận tải biển, ven biển và các cảng biển;

g) Chụp ảnh và mô tả vào sổ điều tra;

h) Lập danh sách những đối tượng có lượng xả thải lớn hơn 10 m3/ngày đêm và các cơ sở phát sinh chất thải rắn.

4. Đối với ngành du lịch và dịch vụ: gồm các cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch:

a) Sử dụng phương tiện di chuyển đến các khu du lịch, dịch vụ du lịch nằm trong phạm vi điều tra;

b) Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin và tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở và người dân những thông tin chính bao gồm: vị trí hành chính, tọa độ (sử dụng thiết bị GPS) của khu du lịch, dịch vụ, cơ sở lưu trú; số lượng du khách; thời gian du lịch bình quân; số lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch; số lượng lao động tham gia các hoạt động dịch vụ đi kèm các sản phẩm du lịch); loại hình chất thải phát sinh, lượng chất thải phát sinh; hình thức thu gom và xử lý chất thải;

c) Quan sát, chụp ảnh trực tiếp và lấy mẫu tại vị trí xả thải từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch;

d) Tiến hành đo sâu tại các vùng đất ngập nước có sử dụng cho mục đích du lịch - giải trí;

đ) Đi theo lộ trình quan sát, mô tả, ghi chép và phỏng vấn người dân về hiện trạng bảo vệ môi trường tại các khu du lịch - giải trí, gồm: số lượng các thùng thu gom rác tại các khu du lịch; hình thức xử lý chất thải, rác thải sau thu gom; các hình thức tuyên truyền về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường;

e) Lập danh sách những đối tượng có lượng xả thải lớn hơn 10 m3/ngày đêm.

5. Đối với khu đô thị, khu dân cư tập trung:

a) Sử dụng phương tiện tiếp cận với các khu đô thị, khu dân cư tập trung;

b) Sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin và tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở và người dân những thông tin chính bao gồm: tên, vị trí hành chính, tọa độ (sử dụng thiết bị GPS) của khu đô thị, khu dân cư tập trung; thông tin về dân số của khu đô thị, khu dân cư tập trung; thông tin về lượng nước thải: tỷ lệ các loại nước thải, tỷ lệ nước thải được thu gom xử lý; thông tin về hệ thống thu gom, xử lý, xả nước thải tập trung (loại hình, phương thức, công suất, công nghệ, tình trạng hoạt động, quy trình và nhật ký vận hành, sơ đồ toàn bộ hệ thống…);

c) Quan sát, mô tả, chụp ảnh trực tiếp và lấy mẫu tại vị trí xả thải và vị trí tiếp nhận nước thải;

d) Lập danh sách những đối tượng có lưu lượng xả thải lơn hơn 10 m3/ngày đêm.

Trên đây là nội dung quy định về việc điều tra, khảo sát trọng điểm đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
213 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào