Tiến hành điều tra thực địa đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc tiến hành điều tra thực địa đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như sau:
1. Di chuyển nhân lực, vật tư, trang thiết bị đến địa điểm tập kết điều tra.
2. Thu thập các dữ liệu, thông tin tổng quát về vùng đất ngập nước, tình hình khai thác, sử dụng vùng đất ngập nước và các vấn đề có liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển vùng đất ngập nước.
3. Điều tra, khảo sát sơ bộ hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên của các ngành kinh tế biển, ven biển tại vùng tác động của vùng đất ngập nước.
4. Tổng hợp sơ bộ các thông tin dữ liệu đã điều tra, thu thập tại vùng tác động (trên đất liền); xác nhận lại và điều chỉnh (nếu cần) các tuyến điều tra; khoanh vùng điều tra tập trung tại vùng đất ngập nước:
a) Tổng hợp thông tin, dữ liệu, tài liệu đã điều tra, thu thập tại vùng tác động trên đất liền;
b) Kiểm tra, xác nhận lại các tuyến điều tra, khoanh vùng điều tra tập trung tại vùng đất ngập nước nhằm bảo đảm hiệu quả, tính đại diện, chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu điều tra, thu thập.
5. Tiến hành lộ trình tổng hợp theo các tuyến đã xác định, quan sát, mô tả, chụp ảnh, đo vẽ, thu thập thông tin số liệu chung về khai thác, sử dụng đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo; xác định các khu vực cần điều tra chi tiết.
6. Điều tra, khảo sát chi tiết tại các vùng, khu vực có hoạt động khai thác, sử dụng tập trung đất ngập nước đã xác định:
a) Quan sát, mô tả tình hình, các hoạt động khai thác, sử dụng đất ngập nước; phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng đất ngập nước theo từng mục đích khai thác, sử dụng bao gồm các hoạt động: nuôi trồng thủy hải sản; đánh bắt thủy hải sản; khai thác, sử dụng vùng rừng ngập mặn; du lịch, dịch vụ; khai thác khoáng sản; giao thông vận tải thủy; khai thác, sử dụng đất ngập nước cho các mục đích công cộng;
b) Quan trắc, khảo sát một số yếu tố về thời tiết, môi trường vùng đất ngập nước tại thời điểm tiến hành điều tra;
c) Đo đạc, khảo sát (bao gồm cả đo sâu) để xác định vị trí, quy mô, diện tích theo từng loại hình khai thác, sử dụng vùng đất ngập nước;
d) Điều tra, xác định các mâu thuẫn, bất cập, các vấn đề trong khai thác, sử dụng đất ngập nước; ý thức bảo vệ môi trường và công tác quản lý, bảo tồn, gìn giữ, duy trì các giá trị của vùng đất ngập nước.
7. Điều tra thực trạng công tác quản lý đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo.
8. Chỉnh lý số liệu điều tra thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hằng ngày:
a) Kiểm tra, chỉnh lý tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực địa trong ngày (phiếu điều tra thực địa, sổ nhật ký điều tra, sơ đồ điều tra);
b) Rà soát, kiểm tra nội dung, khối lượng các công việc đã thực hiện ngoài thực địa;
c) Điều chỉnh kế hoạch, phương án đi lộ trình điều tra; điều chỉnh, bổ sung khối lượng, nội dung công việc điều tra thực địa (nếu cần);
d) Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc thiết bị phục vụ công tác điều tra sau mỗi ngày làm việc.
Trên đây là nội dung quy định về việc tiến hành điều tra thực địa đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?