Tiến hành điều tra khảo sát đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo

Tiến hành điều tra khảo sát đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Ngọc Tuấn, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tài nguyên môi trường và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Tiến hành điều tra khảo sát đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (tuan***@gmail.com)

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc tiến hành điều tra khảo sát đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được thực hiện như sau:

1. Di chuyển nhân lực, máy móc, trang thiết bị đến địa điểm tập kết điều tra tại hiện trường.

2. Làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương để thu thập các thông tin, dữ liệu, số liệu có liên quan về vùng đất ngập nước và vùng tác động (quy mô, diện tích, địa hình, các đặc trưng vật lý, hóa học, khí hậu, hải văn, chất lượng nước, đa dạng sinh học vùng đất ngập nước); các vấn đề có liên quan đến quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước ở từng địa phương; các cộng đồng, cụm dân cư gắn liền với vùng đất ngập nước.

3. Tổng hợp sơ bộ các thông tin, dữ liệu, số liệu đã thu thập; tập trung xác nhận lại và điều chỉnh (nếu cần) các tuyến điều tra; khoanh vùng điều tra.

4. Tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc và lấy mẫu tại hiện trường. Sử dụng phương tiện di chuyển, tiến hành lộ trình tổng hợp theo các tuyến đã xác định trên vùng đất ngập nước, thực hiện các công việc sau đây:

a) Quan sát, mô tả, chụp ảnh, quay phim, thu thập thông tin, số liệu khái quát chung về vùng đất ngập nước;

b) Tiến hành đo sâu tại các điểm, tuyến đã được xác định;

c) Đo đạc các yếu tố hải văn, thủy văn: nhiệt độ, độ mặn, sóng (độ cao, chu kỳ, hướng sóng), chế độ triều, dòng chảy;

d) Quan trắc các yếu tố khí tượng, khí hậu, bao gồm: tầm nhìn xa, nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, độ ẩm không khí, gió, mưa; ghi lại các hiện tượng thời tiết khác (nếu có);

đ) Khảo sát, đo đạc và lấy mẫu, bao gồm: mẫu nước, mẫu trầm tích, mẫu sinh vật;

e) Xử lý và bảo quản các mẫu tại hiện trường.

5. Chỉnh lý số liệu điều tra, khảo sát thực địa, bảo dưỡng thiết bị máy móc hằng ngày:

a) Kiểm tra, chỉnh lý tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực địa;

b) Rà soát, kiểm tra nội dung, khối lượng các công việc đã thực hiện ngoài thực địa;

c) Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc thiết bị phục vụ công tác điều tra sau mỗi ngày làm việc.

6. Vận chuyển mẫu.

7. Xử lý và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm.

Trên đây là nội dung quy định về việc tiến hành điều tra khảo sát đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
287 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào