Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Toàn Thắng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Toàn Thắng (toanthang*****@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP ngày 10/01/2018 thì ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

a) Ngành, nghề kinh doanh chính:

- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, các dạng hydrocarbon phi truyền thống, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước;

- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phân phối các sản phẩm khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí, phân bón và các sản phẩm từ chế biến dầu khí;

- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;

- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện, cung ứng nhiên, nguyên liệu cho Nhà máy điện;

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí;

- Thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước.

b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:

- Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học;

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;

- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế, giải pháp đảm bảo an toàn các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí;

- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo;

- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động;

- Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”;

- Cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu.

c) Đối với các ngành, nghề kinh doanh do PVN đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, PVN thực hiện thoái vốn đã đầu tư theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể điều chỉnh các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Trên đây là nội dung tư vấn về ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 07/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
548 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào