Quyền, nghĩa vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với công ty con, công ty liên kết trong quan hệ phát triển chung của nhóm công ty mẹ - công ty con
Theo quy định tại Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP ngày 16/01/2018 thì quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với các công ty con, công ty liên kết trong quan hệ phát triển chung của nhóm công ty mẹ - công ty con được quy định cụ thể như sau:
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam định hướng chiến lược kinh doanh chung của nhóm công ty mẹ - công ty con phù hợp với Điều lệ này và Điều lệ của các đơn vị thành viên.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết mà thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu duy nhất, của cổ đông, thành viên góp vốn thông qua đại diện theo ủy quyền và người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại các công ty đó để bảo đảm hiệu quả đầu tư vốn và thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển chung của nhóm công ty mẹ - công ty con.
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện hoạt động nghiên cứu, tiếp thị, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nhóm công ty mẹ - công ty con mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không được lạm dụng quyền chi phối theo vốn góp làm tổn hại đến lợi ích của các công ty con, chủ nợ, cổ đông, thành viên góp vốn khác và các bên có liên quan. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải tôn trọng quyền của cổ đông, bên có vốn góp tối thiểu trong các công ty con, công ty liên kết, phù hợp với quy định trong Điều lệ của các doanh nghiệp đó.
- Trường hợp thực hiện các hoạt động sau đây mà không có sự thỏa thuận với các công ty con, gây thiệt hại cho các công ty con và các bên liên quan thì Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các công ty đó và các bên liên quan;
+ Buộc công ty con phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với các công ty này;
+ Điều chuyển vốn, tài sản của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gây thiệt hại cho công ty bị điều chuyển trừ các trường hợp: Điều chuyển theo phương thức thanh toán, quyết định tổ chức lại công ty, thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;
+ Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ công ty con này sang công ty con khác mà không có sự thỏa thuận của công ty bị điều chuyển, dẫn đến công ty đó bị lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận nghiêm trọng;
+ Quyết định các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đối với các công ty con trai với Điều lệ của công ty con và pháp luật; giao nhiệm vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho các công ty con, công ty liên kết không dựa trên cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế với các công ty con, công ty liên kết;
+ Buộc công ty con cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc công ty con khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, công ty con khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty con đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với các công ty con, công ty liên kết trong quan hệ phát triển chung của nhóm công ty mẹ - công ty con. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 11/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?