Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện được quy định như thế nào?
Hệ thống cấp cứu trong bệnh viện được quy định tại Mục 2 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo điều kiện hoạt động:
- Buồng cấp cứu tại khoa khám bệnh.
- Khoa hồi sức cấp cứu trong bệnh viện.
- Bệnh viện hạng I và hạng II, một số khoa lâm sàng phải có buồng cấp cứu người bệnh nặng.
- Quy định sự phối hợp hỗ trợ công tác cấp cứu giữa các khoa trong bệnh viện.
- Đào tạo đội ngũ bác sĩ, y tá (điều dưỡng) cấp cứu thành thạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu.
b. Trưởng phòng hành chính quản trị, trưởng khoa lâm sàng và trưởng khoa cận lâm sàng có trách nhiệm thực hiện:
- Buồng cấp cứu phải có:
+ Biển báo, mũi tên chỉ dẫn, ban đêm phải có đèn báo, có đầy đủ ánh sáng, có máy phát điện dự trữ hoặc đèn dầu để thay thế khi mất điện.
+ Sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án để ghi chép, theo dõi người bệnh đến cấp cứu.
+ Bình oxy, thuốc, thiết bị y tế theo danh mục quy định phù hợp với từng loại bệnh viện.
- Trưởng khoa lâm sàng, trưởng buồng cấp cứu có nhiệm vụ:
+ Xây dựng danh mục cơ số thuốc, dụng cụ cấp cứu, được giám đốc bệnh viện duyệt, danh mục cơ số thuốc cấp cứu được dán ngay mặt sau cánh cửa tủ thuốc.
+ Bảo đảm tủ thuốc có đủ ánh sáng, dễ thấy, dễ lấy.
+ Thuốc độc bảng A - B thuốc gây nghiện để ngăn tủ riêng, 2 lần cửa, 2 lần khóa.
+ Sổ thuốc và dụng cụ thường trực phải ghi chép rõ ràng và thực hiện giao nhận hàng ngày.
- Bác sĩ khoa cấp cứu có nhiệm vụ:
+ Được đào tạo và thực hiện thành thạo các kỹ thuật cấp cứu.
+ Có phác đồ điều trị cấp cứu.
+ Sắp xếp dụng cụ y tế, phương tiện cấp cứu đúng vị trí quy định, khi sử dụng xong phải bổ sung và để lại vị trí cũ.
- Bác sĩ, kỹ thuật viên các khoa cận lâm sàng có nhiệm vụ:
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu xét nghiệm của bác sĩ thường trực cấp cứu.
+ Bảo đảm kết quả xét nghiệm, X-quang chính xác, kịp thời gian theo yêu cầu của bác sĩ thường trực cấp cứu.
+ Trong trường hợp khó khăn không thực hiện được các yêu cầu của các bác sĩ thường trực cấp cứu phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện để xin ý kiến, không được để chậm hoặc không làm, không báo cáo.
- Y tá (điều dưỡng) cấp cứu có nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị: Các dụng cụ, thuốc và phương tiện cấp cứu sẵn sàng theo quy định: giường chiếu, chăn màn sạch sẽ; quần áo, đồ dùng cho người bệnh cấp cứu sử dụng; sắp xếp theo dạng thuốc, dễ thấy, dễ lấy; thuốc phải ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, số lượng.
+ Khẩn trương thực hiện y lệnh theo đúng các quy định kỹ thuật của bệnh viện.
+ Theo dõi và chăm sóc người bệnh sát sao.
+ Sau khi sử dụng, thuốc phải được bổ sung đầy đủ theo số lượng quy định; bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, giữ chìa khóa tủ thuốc cấp cứu; nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các phiên thường trực.
- Dược sĩ phát thuốc có nhiệm vụ:
+ Thực hiện cấp phát thuốc khẩn trương theo y lệnh.
+ Bảo đảm cơ số thuốc và dụng cụ đã được giám đốc duyệt.
+ Định kỳ kiểm tra thuốc cấp cứu, thực hiện đảo thuốc, bảo đảm chất lượng thuốc.
+ Nếu có thuốc thay thế, thuốc mới phải thông báo cho bác sĩ điều trị biết để khi sử dụng không bị lúng túng.
- Người lái xe ô tô cứu thương có nhiệm vụ:
+ Bảo đảm xe tốt, đủ xăng và lốp dự phòng.
+ Quản lý các thiết bị y tế đã gắn sẵn trong xe ô tô cứu thương.
+ Nhận được lệnh, sau 5 phút xe lăn bánh được ngay.
Trên đây là tư vấn về hệ thống cấp cứu trong bệnh viện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?