Nguyên tắc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT về quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập thì nguyên tắc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định cụ thể như sau:
- Việc cử giáo viên dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương.
- Giáo viên được tham dự xét thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề cùng chức danh nghề nghiệp đang giữ.
- Giáo viên dự xét thăng hạng phải có đủ hồ sơ và các minh chứng theo quy định. Đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là xác nhận của cơ quan sử dụng giáo viên về năng lực của giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đó.
- Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?