Lập kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Lập kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự được quy định tại Điều 21 Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thủ tục quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
- Hàng năm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
+ Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
+ Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
+ Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
- Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
+ Đối tượng, phạm vi kiểm tra;
+ Nội dung kiểm tra;
+ Phương pháp kiểm tra;
+ Tổ chức thực hiện.
- Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc lập kế hoạch kiểm tra công tác thi hành án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 01/2016/TT-BTP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp viễn thông di động từ ngày 25/12/2024?
- Tình dục an toàn và đồng thuận là gì? Các nội dung cần tư vấn về tình dục an toàn và đồng thuận cho trẻ vị thành niên, thành niên?
- Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
- Cục Hàng không Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?