Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa ung bướu bao gồm những gì?

Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa ung bướu bao gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Trân hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của các trưởng khoa trong bệnh viện. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa ung bướu bao gồm những gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa ung bướu được quy định tại Mục 38 Phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể: 

Nhiệm vụ:

1. Tổ chức thực hiện chu đáo việc tiếp đón người bệnh đến khám bệnh và điều trị ngoại trú. Phải bố trí viên chức đưa người bệnh vào điều trị tại bệnh viện đến tận khoa. Không được gây phiền hà cho người bệnh.

2. Tổ chức thực hiện công tác khám bệnh kê đơn, chữa bệnh ngoại trú. Theo dõi, đôn đốc điều hóa công việc để người bệnh không phải chờ đợi lâu.

3. Tổ chức công tác thường trực cấp cứu liên tục 24 giờ luôn sẵn sàng phục vụ người bệnh: tổ chức theo dõi sát những người bệnh nằm lưu tại khoa khám bệnh.

4. Khi khám bệnh nếu phát hiện các trường hợp bệnh dịch phải báo cáo ngay cho y tế địa phương theo quy định phòng dịch, nếu phát hiện những sai sót do tuyến dưới chuyển đến, phải báo cho phòng kế hoạch tổng hợp để thông báo rút kinh nghiệm tới cơ sở chuyển người bệnh đến.

5. Tổ chức tốt công tác hành chính khoa, đảm bảo ghi chép, cập nhật chính xác số liệu người bệnh đến khám bệnh tại khoa. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định.

6. Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mọi người đến khám bệnh tại khoa.

1. Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh: chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh trong khoa. Ngoài số giường trực tiếp điều trị, trưởng khoa lâm sàng phải có kế hoạch thăm khám, hội chẩn tất cả người bệnh trong khoa, đặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng để chỉ đạo các bác sĩ điều trị xử lý kịp thời những tình huống bất thường.

2. Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lý theo từng chuyên khoa để đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh tật.

3. Theo dõi sát sao và nắm chắc diễn biến bệnh lý của người bệnh trong khoa.

4. Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện. Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện, xin ý kiến giải quyết.

5. Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.

6. Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.

7. Tổ chức tốt công tác hành chính trong khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định cập nhập chính xác mọi số liệu; tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định.

8. Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.

9. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa.

10. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.

11. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội.

12. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.

13. Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.

14. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sử dụng thuốc.

15. Thực hiện đúng quy chế bệnh viện, theo dõi chăm sóc người bệnh toàn diện.

16. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại.

17. Tổ chức phẫu thuật theo lịch và phẫu thuật cấp cứu theo đúng quy chế công tác khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức.

18. Tổ chức hội chẩn trong khoa và liên khoa để đảm bảo an toàn phẫu thuật.

19. Thực hiện đúng các quy định kỹ thuật bệnh viện, theo dõi chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật.

20. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa xét nghiệm.

21. Tổ chức tốt công tác lấy và nhận bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm cấp cứu và phòng chống dịch liên tục 24 giờ.

22. Định kỳ chuẩn thức các quy định kỹ thuật xét nghiệm để đảm bảo chính xác các xét nghiệm.

23. Liên hệ chặt chẽ với các khoa lâm sàng và các khoa cận lâm sàng thu nhận và xử lý các thông tin về chuyên môn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.

24. Có kế hoạch mua các thiết bị xét nghiệm, các hóa chất, thuốc thử và các sinh phẩm để phục vụ cho công tác xét nghiệm.

25. Ký phiếu lĩnh hóa chất, sinh phẩm dụng cụ và nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu xét nghiệm.

26. Thực hiện công tác bảo quản chất lượng thuốc thử, công tác khử khuẩn, tẩy uế, tiêu độc xử lý các chất thải của khoa theo quy chế công tác xử lý chất thải và quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

27. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa y học hạt nhân và quy chế công tác khoa xét nghiệm.

28. Tổ chức và chỉ đạo công tác khám bệnh, chữa bệnh bằng các chất đồng vị phóng xạ theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.

29. Tổ chức quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, chất phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

20. Trực tiếp kiểm tra an toàn phóng xạ, có kế hoạch chủ động phòng chống sự cố bức xạ. Tổ chức tốt công tác khử khuẩn, tiêu độc và xử lý các chất thải phóng xạ và có nguồn gốc phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

31. Khi đưa được chất phóng xạ vào cơ thể người bệnh phải đảm bảo quy định vô khuẩn theo đúng quy chế nhiễm khuẩn bệnh viện.

32. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa ung bướu (điều trị tia xạ), quy chế công tác khoa học nội, quy chế công tác khoa ngoại và quy chế công tác khoa y học hạt nhân.

33. Tổ chức thực hiện phẫu thuật khối u theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.

34. Tổ chức thực hiện điều trị tia xạ, điều trị hóa chất cho người bệnh theo đúng quy chế công tác khoa y học hạt nhân và quy chế công tác khoa nội.

35. Quản lý và bảo quản tốt thiết bị phóng xạ theo pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

36. Trực tiếp kiểm tra an toàn bức xạ, có kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ, tổ chức tốt công tác tiêu độc, tẩy uế và xử lý chất thải phóng xạ theo đúng pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

37. Phối hợp với y tế cơ sở phát hiện sớm ung, bướu tại cộng đồng.

Quyền hạn:

1. Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.

2. Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa.

3. Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.

4. Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm sóc người bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.

5. Ký các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận tình trạng sức khỏe (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện.

6. Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệ

7. Chỉ định điều trị tia xạ và liều lượng tia xạ cho người bệnh.

Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa ung bướu. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
934 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào