Những việc cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân bàn, quyết định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

Những việc cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân bàn, quyết định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Như Lan, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 9, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Những việc cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân bàn, quyết định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.        

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 53/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn:

a) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm bố trí cán bộ, chiến sĩ vào các vị trí công tác đảm bảo đủ số lượng cần thiết, phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc; thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo quy định của Bộ Công an; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an;

b) Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu công tác trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết để phục vụ các cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân được thuận lợi nhất;

c) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong công tác của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý hoặc để đơn vị xảy ra tình trạng giải quyết thủ tục không đúng quy định. Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền tạm đình chỉ công tác của cán bộ, chiến sĩ đó và có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

2. Những nội dung Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy công khai đối với cán bộ, chiến sĩ:

a) Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

b) Nội quy, quy chế làm việc của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các tổ, đội và cán bộ, chiến sĩ đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy trình công tác; thủ tục hành chính giải quyết từng công việc;

c) Tuyển dụng, đào tạo, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thăng cấp, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, chiến sĩ;

d) Kết quả giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị;

đ) Các nguồn thu, chi tài chính của đơn vị theo quy định;

e) Những quy định quản lý và sử dụng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy;

f) Những nội dung khác mà Thủ trưởng đơn vị thấy cần thiết, nhưng không trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.

3. Hình thức công khai đến cán bộ, chiến sĩ:

a) Niêm yết công khai nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này tại bảng thông báo của đơn vị (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an);

b) Thông báo tại các cuộc họp của đơn vị;

c) Gửi văn bản tới đơn vị cấp dưới để thông báo đến cán bộ, chiến sĩ thuộc phạm vi quản lý;

d) Qua mạng máy tính nội bộ của đơn vị (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn về Những việc cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân bàn, quyết định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 53/2009/TT-BCA.

Trân trọng!

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hoạt động trong ca thường trực để sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của công an
Hỏi đáp pháp luật
Trực chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an
Hỏi đáp pháp luật
Các phương tiện trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Việc giao, nhận ca thường trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cơ sở vật chất, phương tiện sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an
Hỏi đáp pháp luật
Những nội dung kiểm tra công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an
Hỏi đáp pháp luật
Thành phần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Phó Giám đốc Công an và Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào