Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 13 Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn:
+ Trưởng đoàn kiểm tra có quyền yêu cầu đối tượng kiểm tra hoặc các đối tượng khác có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu; báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
+ Trưởng đoàn kiểm tra có nhiệm vụ: Tổ chức họp Đoàn kiểm tra để phổ biến kế hoạch tiến hành kiểm tra; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm tra; quản lý, điều hành, đảm bảo điều kiện cho các thành viên trong Đoàn hoàn thành công việc được giao và chịu trách nhiệm trước người ra quyết định kiểm tra; xem xét, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn kiểm tra và các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì phải kịp thời báo cáo người ra quyết định kiểm tra xem xét, xử lý; báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra với người ra quyết định kiểm tra; chỉ đạo tổng hợp kết quả kiểm tra; lập biên bản kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra, kiến nghị sau kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra xem xét quyết định.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm tra:
+ Thành viên Đoàn kiểm tra có quyền: Yêu cầu đối tượng kiểm tra hoặc các đối tượng có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu báo cáo bằng văn bản hoặc giải trình về vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; bảo lưu ý kiến của mình để báo cáo với người ra quyết định kiểm tra nếu không nhất trí với ý kiến, kết luận của Trưởng đoàn kiểm tra;
+ Thành viên Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra; báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cho Trưởng đoàn kiểm tra; trường hợp phát hiện những vấn đề cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định; báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung báo cáo của mình; trong quá trình kiểm tra không được nêu ý kiến kết luận chủ quan của mình với đối tượng kiểm tra; quản lý, khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu đã thu thập đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?