Nhiệm vụ của trưởng khoa nội bao gồm những gì?
Nhiệm vụ của trưởng khoa nội được quy định tại Mục 15 Phần II Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT, cụ thể bao gồm:
1. Căn cứ kế hoạch của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong khoa thực hiện tốt quy định về y đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”.
3. Tổ chức chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt nhiệm vụ của khoa và quy chế của bệnh viện.
4. Tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên đến thực tập tại khoa và các lớp học do giám đốc phân công.
5. Làm nghiên cứu khoa học; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác chuyên môn và quản lý.
6. Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
7. Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện; quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và việc thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
8. Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc; những diễn biến bất thường, đột xuất phải báo cáo ngay.
9. Tổ chức tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh: chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh trong khoa. Ngoài số giường trực tiếp điều trị, trưởng khoa lâm sàng phải có kế hoạch thăm khám, hội chẩn tất cả người bệnh trong khoa, đặc biệt chú ý người bệnh cấp cứu, bệnh nặng để chỉ đạo các bác sĩ điều trị xử lý kịp thời những tình huống bất thường.
10. Sắp xếp các buồng bệnh liên hoàn, hợp lý theo từng chuyên khoa để đảm bảo công tác chuyên môn và tránh lây nhiễm bệnh tật.
11. Theo dõi sát sao và nắm chắc diễn biến bệnh lý của người bệnh trong khoa.
12. Khám lại người bệnh trước khi hội chẩn, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện. Những trường hợp khó phải báo cáo ngay giám đốc bệnh viện, xin ý kiến giải quyết.
13. Tổ chức thường trực và công tác cấp cứu liên tục 24 giờ, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.
14. Thực hiện các thủ thuật chuyên khoa trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy chế công tác khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức.
15. Tổ chức tốt công tác hành chính trong khoa. Đảm bảo chất lượng hồ sơ bệnh án theo quy định cập nhập chính xác mọi số liệu; tài liệu, sổ sách phải được lưu trữ theo quy định.
16. Thực hiện công tác đào tạo, làm nghiên cứu khoa học, tổng kết công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.
17. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa.
18. Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
19. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa nội.
20. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.
21. Theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc cho người bệnh, phát hiện kịp thời những tác dụng phụ và mọi tai biến do dùng thuốc để xử lý kịp thời cho người bệnh.
22. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế sử dụng thuốc.
23. Thực hiện đúng quy chế bệnh viện, theo dõi chăm sóc người bệnh toàn diện.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ của trưởng khoa nội. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?