Cơ quan quản lý đất đai bao gồm những cơ quan nào?
Những cơ quan quản lý đất đai được quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai như sau:
1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai. (Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
Trên đây là nội dung quy định về những cơ quan quản lý đất đai. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu của thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay nhất năm 2025?
- Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày 26 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Có được yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ngày 26 tháng 2 2025 âm lịch không?
- Trình tự thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện theo các bước nào?
- Bảo lãnh ngân hàng có các hình thức bảo lãnh nào? Người không cư trú có được bảo lãnh ngân hàng không?