Cách làm tròn số tháng lẻ đóng BHXH

Cách làm tròn số tháng lẻ đóng BHXH được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi là nhân viên hành chính của một doanh nghiệp. Sau tháng 7/2018, tôi đủ tuổi về hưu. Tính đến thời điểm đó, tôi đóng BHXH được 22 năm 9 tháng. Cho tôi hỏi tôi có cần phải đóng thêm 3 tháng nữa cho tròn 23 năm để tính hưởng lương hưu hay không? Và mức lương hưu của tôi tính thế nào? Rất mong các chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào? Thanh Huyền (huyen***@gmail.com)

- Thứ nhất, đối với vấn đề làm tròn số tháng lẻ đóng BHXH:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì:

Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Đối chiếu với thông tin chị cung cấp, đến thời điểm đủ tuổi về hưu, tổng thời gian đóng BHXH của chị là 22 năm 9 tháng. Số tháng lẻ là 09 tháng. Như vậy thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội của chị để tính lương hưu sẽ được xác định bằng 23 năm theo quy định trên.

- Thứ hai, về mức hưởng lương hưu:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về mức hưởng lương hưu thì:

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Đối chiếu với trường hợp của chị, mức hưởng lương hưu của chị sẽ là: 45 + (23-15)*2 = 61% mức bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Về mức bình quân lương đóng bảo hiểm:

Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Trong trường hợp này, chị là nhân viên hành chính của một doanh nghiệp, thuộc đối tượng có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Như vậy bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của chị sẽ được tính trên toàn bộ thời gian 22 năm 9 tháng.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của chị về cách làm tròn số tháng lẻ đóng bảo hiểm xã hội và mức hưởng lương hưu. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, chị vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và các văn bản liên quan.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào