Việc giải thể nhà trường, nhà trẻ được quy định như thế nào?
Việc giải thể nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Tiểu mục 3 Khoản 6 Điều 1 Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Điều lệ Trường mầm non, cụ thể như sau:
a) Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ.
b) Hồ sơ giải thể gồm có:
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Uỷ ban nhân nhân huyện;
- Biên bản kiểm tra;
- Tờ trình đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ của phòng giáo dục và đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh nhà trường, nhà trẻ vi phạm một trong ba trường hợp đầu dẫn đến bị giải thể quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên nhà trường, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
c) Trình tự, thủ tục giải thể nhà trường, nhà trẻ được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ nộp hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc nhà trường, nhà trẻ có hành vi vi phạm một trong ba trường hợp đầu dẫn đến bị giải thể quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho nhà trường, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể nhà trường, nhà trẻ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể nhà trường, nhà trẻ.
d) Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch. Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc giải thể nhà trường, nhà trẻ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 44/2010/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?