Hướng dẫn nhập khẩu cá Minh Thái
Căn cứ Điều 33 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thay thế Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2011) Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (có hiệu lực từ 29/3/2015) quy định về việc nhập khẩu thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm như sau: “1. Nhập khẩu không phải xin phép:
Thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã có tên trong Danh mục thủy sản sống dùng làm thực phẩm được phép nhập khẩu thông thường (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) khi nhập khẩu thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
2. Nhập khẩu phải xin phép:
Thương nhân nhập khẩu các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này dùng làm thực phẩm phải được Tổng cục Thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro (áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu lần đầu), xem xét cấp phép và phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng nhập khẩu.”
Theo quy định tại Danh mục thủy sản sống dùng làm thực phẩm được phép nhập khẩu thông thường tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này thì Cá Minh Thái (Alaska Pollock), Latin name : Theragra Chalcogramma không có tên trong Danh mục. Vì vậy, khi nhập khẩu mặt hàng này Công ty phải xin phép nhập khẩu.
Tổng cục Thủy sản thực hiện việc cấp phép cho thuỷ sản sống dùng làm thực phẩm nhập khẩu. Hồ sơ và trình tự cấp phép nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 33 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo quy định thì thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm có giá trị cho toàn bộ lô hàng và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng giống, loài thủy sản sống nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đề nghị bạn đọc tham khảo và liên hệ trực tiếp với Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản (nơi tiếp nhận hồ sơ cấp phép nhập khẩu) để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể về việc cấp phép nhập khẩu và các quy định có liên quan, theo:
+ Địa chỉ: Số 10 - Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
+ Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.
Ngoài ra, Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Tuy nhiên, do mặt hàng Cá (làm thực phẩm) khi nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thuỷ sản tại Cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Chi cục Thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y) thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi nhập khẩu nên không phải đăng ký kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 11 và 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống VNACCS).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?