Hướng dẫn nhập khẩu Camera hành trình sử dụng cho ô tô để kinh doanh
1/ Vướng mắc 1:
- Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).
- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng:
+ Camera hành trình sử dụng cho ô tô nhưcông ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 8525.80.39; thuế suất thuế NK ưu đãi thông thường: 0%; thuế suất thuế GTGT: 10%
Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
2/ Vướng mắc 2:
Mặt hàng Camera hành trình sử dụng cho ô tô thuộc diện bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy theo Điều 1 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng nhận và công bố hợp quy là Cục Viễn thông theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011.
3/ Vướng mắc 3:
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ quy định:
“Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Căn cứ điểm b, c khoản 1 phần I Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện một số nội dung về nhãn hàng hoá quy định:
“b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc.
c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.”
Theo đó, trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hoá mà nhãn gốc chưa thể hiện đầy đủ theo quy định thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Việc dán nhãn phụ phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?