Quyền hạn chế, tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới của Bộ đội biên phòng trong quá trình làm nhiệm vụ

Quyền hạn chế, tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới của Bộ đội biên phòng trong quá trình làm nhiệm vụ được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật hình sự trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em được biết ngoài các cơ quan có chức năng điều tra thì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, một số cơ quan khác như Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng kiểm lâm,...được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Cho em hỏi, trong quá trình làm nhiệm vụ, quyền hạn chế, tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới của Bộ đội biên phòng được thực hiện ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào?  Bích Thảo (thao***@gmail.com)

Ngày 28/3/1997, Ủy ban thường vụ Quốc hội  ban hành Pháp lệnh Bộ đội biên phòng năm 1997.

Theo đó, quyền hạn chế, tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới của Bộ đội biên phòng trong quá trình làm nhiệm vụ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh Bộ đội biên phòng năm 1997. Cụ thể như sau: 

Để đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền, theo quyền hạn do Chính phủ quy định, người chỉ huy Bộ đội biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động cũng như việc qua lại biên giới ở những khu vực nhất định, trừ trường hợp luật có quy định khác và phải báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định đó.

Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 02/1998/NĐ-CP như sau:

a) Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 12 giờ trong phạm vi vành đai biên giới do đồn phụ trách và phải báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã sở tại và các cơ quan ở khu vực biên giới. 

b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 24 giờ trong khu vực biên giới thuộc phạm vi do tỉnh quản lý và phải báo cáo ngay lên ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng. 

2. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới : 

a) Tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời, Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 6 giờ; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 12 giờ và phải báo cáo ngay lên ủy ban nhân dân huyện, tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời phải thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết. 

b) Tại cửa khẩu chính do Chính phủ hai nước ký kết mở, trừ cửa khẩu cho người nước thứ ba qua lại, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại không quá 6 giờ và phải báo cáo ngay lên ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết. 

3. Trước khi thời gian quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới của cấp dưới hết hiệu lực, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì cấp trên trực tiếp phải ra quyết định; và phải thông báo cho các cơ quan và nhân dân biết để thực hiện, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp xử lý; 

4. Người có quyền quyết định quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Khi tình hình đã trở lại bình thường thì cấp ra quyết định hạn chế hoặc tạm dừng phải thông báo cho các cơ quan có liên quan và nhân dân biết. 

5. Việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quyền hạn chế, tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới của Bộ đội biên phòng trong quá trình làm nhiệm vụ. Để nắm rõ nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định tại Pháp lệnh Bộ đội biên phòng năm 1997.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào