Hướng dẫn xuất khẩu xà lan tàu kéo

Công ty nhập khẩu hàng đã qua sử dụng khoảng 08 năm tuổi gồm tàu kéo nhỏ hơn 3000 hp và xà lan không tự hành (dung tàu kéo để di chuyển) có trọng tải khoảng 8000 tấn. Công ty hỏi về: 1. Mã HS? 2. Thuế nhập khẩu? 3. Thủ tục nhập khẩu 02 loại phương tiện trên?

1/ Về mã HS:

- Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).

- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng:

+ Xà lan không tự hành, trọng tải 8000 tấn như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 8901.90.14; Thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường 10%;

+ Tàu kéo nhỏ hơn 3000Hp như công ty mô tả có thể tham khảo phân loại mã HS 8904.00.31; Thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường 5%;

Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

2/ Về chính sách hàng hóa

Căn cứ danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013; Khoản 1 Điều 8 Nghị định 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì mặt hàng đã qua sử dụng 8 năm tuổi không thuộc diện cấm nhập khẩu.

Căn cứ Điều 35 Nghị định 161/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định:

“Điều 35. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển

Căn cứ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển; hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển; biên bản giao nhận tàu biển và văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam sau khi thực hiện kiểm tra lần đầu đối với tàu biển nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển. Việc kiểm tra thực tế tàu biển xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện tại Việt Nam hoặc các địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.”

Căn cứ Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm; Căn cứ Mục 8, 9 Phụ lục Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2011/TT-BGTVT ngày 22/12/2011 của Bộ Giao Thông vận tải thì mặt hàng xà lan và tàu kéo thuộc danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2. Do đó, phải công bố hợp quy.

Đối chiếu quy định nêu trên, đề nghị Công ty liên hệ với Cục đăng kiểm Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải để xin xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển và chứng nhận hợp quy đối với mặt hàng nêu trên trước khi làm thủ tục nhập khẩu. Quá trình thực hiện có vướng mắc Công ty liên hệ với Chi cục Hải quan nơi dự định nhập khẩu để được hướng dẫn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
487 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào