Độ muối khí quyển là gì?
Theo quy định tại Mục 1.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2009/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành thì nội sung này được quy định như sau:
Độ muối khí quyển là tổng lượng muối clorua trong không khí tính theo số miligam ion Cl sa lắng trên 1m2 bề mặt công trình trong một ngày đêm (mg Cl‑ /m2.ngày).
Ngoài ra, văn bản này còn quy định một số định nghĩa khác như:
1) Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh.
Ghi chú: Cấp gió được tính theo thang Bô –pho (bảng 3.2 Phụ lục chương 3)
2) Lốc là luồng gió xoáy có vận tốc lớn được hình thành trong phạm vi hẹp và tan đi trong thời gian ngắn.
3) Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống.
4) Lũ quét (hay lũ ống) là lũ xảy ra tại miền núi khi có mưa cường độ lớn tạo dòng chảy xiết. Lũ quét có sức tàn phá lớn và xảy ra bất ngờ.
Trên đây là nội dung tư vấn về Độ muối khí quyển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2009/BXD.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?