Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cá hồi xông khói
1/ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch:
- Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
“Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.”
- Căn cứ Khoản 3 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định:
“Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và cấp thông báo kết quả kiểm tra cho lô hàng nhập khẩu nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên, trong đó có thực phẩm tươi sống.”
- Căn cứ Phụ lục 2 Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 quy định:
“Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói, khô, ướp muối, ngâm nước muối, bao bột, ngâm dầu, dịch chiết, nước ép, gelatin, collagen... kể cả sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến)”
Trường hợp, Công ty nhập khẩu mặt hàng Cá hồi phải kiểm tra vệ sinh an toàn. Tuy nhiên mặt hàng Cá (làm thực phẩm) khi nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thuỷ sản tại Cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y và Chi cục Thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y) thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản khi nhập khẩu nên không phải đăng ký kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, đề nghị Công ty đăng ký kiểm dịch thủy sản lô hàng khi làm thủ tục nhập khẩu.
2/ Công bố hợp quy:
- Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu quy định:
“Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
1. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định:
“Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, bao gồm: thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.”
Căn cứ quy định nêu trên, Công ty liên hệ với Bộ Y tế để đăng ký bản công bố Hợp quy và công bố phù hợp ATTP nếu mặt hàng của Công ty đã qua chế biến bao gói sẵn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?