Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu dầu nhờn bôi trơn cho máy móc

Công ty chuẩn bị nhập khẩu dầu nhờn bôi trơn cho máy móc và một số trang thiết bị thông tin liên lạc (hàng mới). Công ty xin hỏi: 1. Thủ tục nhập những mặt hàng này ra sao? 2. Có phải xin giấy phép hay không? 3. Nếu có thì thủ tục hồ sơ xin giấy phép ra sao?

1/ Đối với mặt hàng dầu nhờn bôi trơn:

Tham khảo Công văn số 231/XNK-CN ngày 21/6/2013 của Cục xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương V/v Nhập khẩu dầu bôi trơn mã HS 2710.19.43 hướng dẫn:

1- Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, theo đó, mặt hàng dầu bôi trơn mỡ bôi trơn (mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) không được quyền nhập khẩu và không được quyền phân phối.

2 - Theo Thông tư số 04/2012/TT-BKH ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được, một số loại dầu bôi trơn (mã HS: 2710 1943) thuộc danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được.

3- Đề nghị Công ty mua dầu bôi trơn tại thị trường Việt Nam để phục vụ mục tiêu dự án đầu tư. Trường hợp nhu cầu nhập khẩu dầu bôi trơn (mã HS 27101943) là cần thiết trong quy trình sản xuất máy nén khí của Công ty đã được thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư (giải trình kinh tế kỹ thuật) và thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, đề nghị Công ty gửi bổ sung hồ sơ liên quan nêu trên để Bộ Công Thương có cơ sở xem xét phù hợp với các quy định hiện hành.

Theo hướng dẫn trên, nếu Công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì không được quyền nhập khẩu và không được quyền phân phối mặt hàng Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn (mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44). Trường hợp Công ty có nhu cầu nhập khẩu dầu bôi trơn (mã HS 27101943) là cần thiết trong quy trình sản xuất của Công ty đã được thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư (giải trình kinh tế kỹ thuật) và thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, đề nghị Công ty gửi bổ sung hồ sơ liên quan nêu trên để Bộ Công Thương có cơ sở xem xét phù hợp với các quy định hiện hành.

2/ Đối với trang thiết bị thông tin liên lạc:

Trường hợp các sản phẩm thông tin liên lạc (sản phẩm công nghệ thông tin nói chung) nếu mới 100% thì không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác. Thủ tục, hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 16 và 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Trường hợp các sản phẩm nêu trên đã qua sử dụng thuộc Danh mục Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BTTTT ngày 29/10/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông thì thuộc diện cấm nhập khẩu.

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
2,013 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào