Hướng dẫn về thủ tục xuất khẩu nhôm

Chúng tôi sản xuất mặt hàng nhôm nguyên liệu từ phế liệu, chúng tôi muốn xuất khẩu mặt hàng nhôm nguyên liệu này sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản cùng Mông Cổ, thành phần nhôm: chiếm ít nhất 99% tính theo trọng lượng. Hình dạng: Hình chữ nhật: dài 59-64 cm, rộng: 6-14cm, cao: 5-17 cm. Nay công ty chúng tôi xin được hướng dẫn về thủ tục hải quan cũng như mã số hàng hóa, thuế suất, VAT... để chúng tôi xuất khẩu được mặt hàng trên?

1/ Chính sách mặt hàng:

- Mặt hàng là nhôm nguyên liệu từ phế liệu không thuộc Danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định thì công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường khác.

Công ty lưu ý chính sách mặt hàng của nước nhập khẩu: Hàn Quốc; Nhật Bản và Mông Cổ để thực hiện tránh vướng mắc.

2/ Thủ tục xuất khẩu:

Thủ tục thực hiện như thủ tục xuất khẩu hàng hóa được quy định tại điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

3/ Mã số HS: Công ty có thể tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật sau để làm căn cứ xác định mã HS phù hợp:

- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa,

- Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới,

- Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế 2016 ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC

Mặt hàng nhôm nguyên liệu từ phế liệu không nằm trong danh mục hàng chịu thuế xuất khẩu theo Phụ lục I ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên do không có thông tin Nhôm nguyên liệu được sản xuất từ nhôm phế liệu như công ty mô tả là mặt hàng gì nên chúng tôi không thể trả lời việc phân loại vào mã HS nào. Do đó, đề nghị công ty cần xác định rõ bản chất, tên gọi hàng hoá để áp dụng chính sách xuất khẩu và chính sách thuế cho phù hợp.

Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% .

Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế xuất khẩu của công ty tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đó.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào