Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu gạo và cá ngựa đã phơi khô

Dự kiến chúng tôi xuất khẩu cho đối tác China mặt hàng: "Cá ngựa, loại đã phơi khô" và "gạo". Vậy cho hỏi: 1. Thủ tục Hải quan xuất khẩu mặt hàng cá ngựa khô và gạo nêu trên là gì? 2. Mã HS và thuế xuất khẩu (nếu có)?

1. Mặt hàng cá ngựa phơi khô

- Cá ngựa khô Hippocampus spp./ Sea horse thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Phụ lục II Công ước CITES là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

-Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12//02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định như sau:

“Điều 10. Xuất khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm

2. Xuất khẩu có giấy phép

a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.

b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:

- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II, III của Công ước CITES;

- Mẫu vật thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA theo quy định của Chính phủ;

- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II theo quy định của Chính phủ và mẫu vật quy định tại Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.”

-Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:

“Điều 12. Hồ sơ, cơ quan cấp và hiệu lực của giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục CITES

1. Thành phần hồ sơ xuất khẩu:

a) Xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:

- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).

- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).”

- Hàng hoá xuất khẩu công ty nêu thuộc diện phải có Giấy phép chuyên ngành, thủ tục cấp phép thực hiện theo các quy định trên.

-Căn cứ phụ lục Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi tại Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính, Cá ngựa khô nếu được phép xuất khẩu không thuộc Phụ lục I-Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi nên không có thuế xuất khẩu.

Tuy nhiên, công ty có thể tham khảo mã hàng hóa nhập khẩu để áp dụng đối với mã hàng hóa khi khai báo hàng xuất khẩu: phân nhóm 0307-- Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.

Lưu ý, căn cứ để áp mã hàng hóa và mức thuế tương ứng là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở công ty cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

2. Mặt hàng gạo

Đề nghị công ty tham khảo các quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

-Căn cứ phụ lục Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi tại Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính, Gạo không thuộc Phụ lục I-Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi nên không có thuế xuất khẩu. Công ty tham khảo phân loại gạo thuộc chương 10: Ngũ cốc, mã HS tham khảo 1006.30: - Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed) theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,447 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào