Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu phế liệu đầu mẩu gỗ và mùn cưa

Chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ, và nguyên liệu gỗ đều được chúng tôi nhập khẩu từ nước ngoài. Trong quá trình sản xuất có phát sinh ra các loại phế liệu là đầu mẩu gỗ và mùn cưa. Phế liệu đầu mẩu gỗ không thể tận dụng chúng tôi đã xin phép để tiêu hủy tại nhà máy và muốn xuất khẩu phần đầu mẩu có thể tận dụng được cho đối tác ở nước ngoài. Phần mùn cưa chúng tôi cũng đã gửi đến các cơ quan chức năng để phân tích và cho kết quả không có lẫn tạp chất nằm trong nhóm chất nguy hại và cũng có thể tận dụng để làm nhiên liệu đốt được. Các phế liệu trên đều nằm trong định mức tiêu hao. 1. Đối với Phế liệu là đầu mẫu loại có thể tận dụng: + Để làm thủ tục xuất khẩu đầu mẫu gỗ cho đối tác nước ngoài thì chúng tôi cần phải chuẩn bị những thủ tục gì, có phải lập danh mục bảng kê chi tiết cho các loại phế liệu đầu mẫu trên hay không? + Có phải lập bảng kê tờ khai nhập khẩu và chi tiết tiêu hao cho các loại phế liệu trên không? + Khi nhập khẩu nguyên liệu đầu vào thì chúng tôi nhập theo M3, vậy nếu chúng tôi xuất bán theo KG có được hay không, Nếu được thì có công thức chuyển đổi chi tiết nào cho trường hợp này hay không, hay chúng tôi sẽ dựa theo khối lượng thực tế để quy đổi. 2. Đối với Phế liệu là mùn cưa: + Để làm thủ tục xuất khẩu mùn cưa vào nội địa thì cần những điều kiện gì và chúng tôi cần chuẩn bị những chứng từ gì? + Vì là mùn cưa đầu ra của tất cả các loại gỗ nên việc xác định để phân loại là không thể vậy chúng tôi có cần thiết phải lập bảng kê cho mặt hàng phế liệu này không? + Khi xuất bán loại phế liệu này chúng tôi cũng sẽ phải xác định khối lượng bằng Kg, Vậy đối với việc xác định khối lượng bằng Kg có hợp lý không, phải quy đổi ra M3 nữa hay không?

Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư”.

Theo công ty trình bày thì toàn bộ phế liệu đều nằm trong định mức vật tư tiêu hao hoặc tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư. Do đó, việc xuất bán các phế liệu này do công ty quyết định, không cần lập bảng kê theo tờ khai nhập khẩu...

Thủ tục xuất khẩu phế liệu của DNCX cho nước ngoài thực hiện tương tự như thủ tục xuất khẩu hàng hóa của DNCX cho nước ngoài.

Thủ tục hải quan đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Căn cứ Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày ngày 01 tháng 07 năm 2015 của Bộ Tài chính về ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mặt hàng Mùn cưa có đơn vị tính là kg và Gỗ các loại có đơn vị tính là M3 thuộc phân nhóm 44.01

Phế liệu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phế liệu
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý tiêu hủy phế liệu trong gia công thì có cần báo cáo hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Việt Nam có cho phép nhập khẩu toàn bộ các loại phế liệu hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty dự kiến thu mua giấy phế liệu trực tiếp từ người dân, như vậy chứng từ đầu vào sẽ thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về bán phế liệu của Công ty
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Hỏi đáp pháp luật
Gỡ vướng mắc về nhập khẩu phế liệu
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện nhập khẩu thép phế liệu
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu
Hỏi đáp pháp luật
Mua bán phế liệu nhằm đồ ăn trộm
Hỏi đáp pháp luật
Phế liệu là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phế liệu
Thư Viện Pháp Luật
581 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào