Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu gas lạnh R134a, 404a, 410a
1. Về mã HS:
- Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính Phù;
- Tham khảo công văn số 88/TCHQ-KTSTQ ngày 06/01/2014 của Tổng cục Hải quan trả lời cho Cục Hải quan Tp. Hồ chí Minh về áp mã mặt hàng gas lạnh dòng 400 trở lên;
- Căn cứ tên hàng Công ty nêu, ba mặt hàng mặt hàng R134a, R404a, R410a đều có chứa là Hydrofluorocarbon (HFC), Công ty có thể tham khảo, tạm áp vào mã số 3824.78“--Chứa perfluorocarbons (PFCs) or hydrofluorocarbons (HFCs), nhưng không chứa chlorofluorocarbons (CFCs) hoặc hydrochlorofluorocarbons (HCFCs; - Hỗn hợp chứa các dẫn xuất halogen hoá của metan, etan hoặc propan; Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”.
Để có cơ sở áp mã số thuế chính xác, Công ty có thể gửi hồ sơ yêu cầu xác định trước mã số thuế theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính hoặc tạm áp mã số thuế và đề nghị cơ quan hải quan lấy mẫu trưng cầu giám định khi nhập khẩu.
2. Về Giấy phép nhập khẩu:
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 của Liên Bộ Công Thương - Tài Nguyên và Môi trường về quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập- tái xuất các chất làm giảm tầng Ô-Dôn theo quy định của Nghị định thư Montreol về các chất làm suy giảm tần Ô-Dôn:
Trường hợp mặt hàng gas lạnh nhập khẩu của Công ty có chứa các chất làm suy giảm tầng Ô-Dôn theo quy định tại phụ lục I Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011, khi nhập khẩu Công ty thực hiện theo Điều 2 về nguyên tắc quản lý nhập khẩu quy định tại Thông tư này. Về thủ tục nhập khẩu, thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư, cụ thể như sau:
Điều 4. Thủ tục nhập khẩu các chất HCFC
1. Thủ tục xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I theo đường bưu điện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC: ba (03) bản chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 5, Điều 3 thì ngoài các chứng từ nêu trên, thương nhân gửi hóa đơn bán hàng và tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan của thương nhân xuất khẩu (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xác nhận nhập khẩu.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận nhập khẩu vào ba (03) đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC trong đó hai (02) đơn đăng ký nhập khẩu được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện. Xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm các nội dung: nước xuất khẩu, tên chất, tên hoá học, công thức hoá học, số Ashrae (dùng cho môi chất lạnh), khối lượng và mã HS.
Trường hợp từ chối xác nhận nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản cho thương nhân biết và nêu rõ lý do trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân.
2. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất HCFC tại Bộ Công Thương
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I theo đường bưu điện đến Bộ Công Thương, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận: một (01) bản chính.
- Hợp đồng nhập khẩu: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này và gửi giấy phép nhập khẩu cho thương nhân theo đường bưu điện.
Trường hợp từ chối cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân biết và nêu rõ lý do trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân.
3. Hồ sơ thương nhân nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu các chất HCFC
Thương nhân khi làm thủ tục nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I nộp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:
a) Một (01) bản chính giấy phép nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;
b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?