Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Theo quy định tại Điều 35 Quyết định 2106/QĐ-TLĐ năm 2017 về Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành thì Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định như sau:
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương là cơ quan tham mưu, đề xuất cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương về công tác thi đua khen thưởng. Số lượng thành viên tối đa không quá 9 người.
2. Cơ cấu Hội đồng: Căn cứ vào tình hình thực tế của Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương để cơ cấu các thành viên Hội đồng đảm bảo hợp lý gồm:
2.1. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2.2. Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phụ trách công tác thi đua khen thưởng;
2.3. Thành viên Hội đồng gồm có đồng chí Trưởng Ban nghiệp vụ làm công tác thi đua khen thưởng và các thành viên khác do Ban Thường vụ quyết định.
Giao cho Ban nghiệp vụ làm công tác thi đua khen thưởng của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn là Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.
3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng liên đoàn có nhiệm vụ:
3.1. Tham mưu, đề xuất cho Ban Thường vụ phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ của ngành, địa phương;
3.2. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ của ngành, địa phương theo từng năm và từng giai đoạn;
3.3. Tham mưu cho Ban Thường vụ kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong CNVCLĐ và của Công đoàn ngành, địa phương;
3.4. Tham mưu cho Ban Thường vụ quyết định tặng thưởng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Trên đây là nội dung tư vấn về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Công đoàn ngành Trung ương và tương đương trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 2106/QĐ-TLĐ năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán tổ chức Đảng?
- Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên THPT?
- Người làm trong Quân đội từ năm 2025 được thưởng hằng năm đến 18,72 triệu đồng?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội theo Nghị định 147?