Thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
Thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được quy định tại Điều 4 Quyết định số 559/QĐ-VKSTC về quy chế thu thập, tiếp nhận, xử lý và giải quyết nguồn tin về tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra VKSQS trung ương, cụ thể như sau:
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm sau:
- Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật Hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp, thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự mà người thực hiện hành vi phạm tội là một trong những người sau đây:
+ Cán bộ, chiến sỹ, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành án dân sự trong Quân đội nhân dân;
+ Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân đội nhân dân;
+ Người được giao một số nhiệm vụ quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam; tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân;
+ Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản vật chứng, tài sản bị niêm phong, bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa trong hoạt động tố tụng, thi hành án;
+ Những người khác được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào thực hiện nhiệm vụ của người được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
- Những người thực hiện hành vi phạm tội cụ thể theo quy định của Bộ luật Hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Những người khác có nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có hành vi phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc được quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự;
+ Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật, người phiên dịch, người bào chữa có hành vi phạm tội cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự;
+ Người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật có hành vi phạm tội từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự;
- Tội phạm quy định tại Chương XXIII (Chương các tội phạm về chức vụ), Chương XXIV (Chương các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp) của Bộ luật Hình sự, xảy ra trong hoạt động tư pháp do người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp thực hiện mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm dọc và tham khảo thêm tại Quyết định số 559/QĐ-VKSTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?