Các trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Các trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể như sau:
Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế:
- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế.
- Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).
Trên đây là nội dung câu trả lời về các trường hợp mà người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?