
Quyền của hòa giải viên được quy định như thế nào?
Quyền của hòa giải viên được quy định tại Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 cụ thể như sau:
- Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải.
- Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải.
- Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải.
- Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải.
- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
- Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.
- Chính phủ quy định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều này.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền của hòa giải viên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Có được xét nâng bậc lương với người lao động, công chức, viên chức nghỉ thai sản? Điều kiện thời gian nâng bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh như thế nào?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động không? Thủ tục đăng kí nội quy lao động như thế nào?
- Mẫu Đơn xin miễn sinh hoạt Đảng tạm thời năm 2023? Đảng viên được xin miễn sinh hoạt Đảng tạm thời khi nào?
- Đã đăng ký tạm trú chỗ khác có cần khai báo tạm vắng không?
- Người lao động được nghỉ bù trong trường hợp nào?