Quản lý hóa đơn bán tài sản công được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 99 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Quản lý hóa đơn bán tài sản công được quy định được quy định như sau:
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) In, phát hành hóa đơn;
b) Thực hiện mở sổ theo dõi việc nhập, xuất hóa đơn, đăng ký sử dụng, thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn theo đúng quy định;
c) Bảo quản, lưu giữ hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật;
d) Thu hồi đối với hóa đơn đổi mẫu, hóa đơn in trùng ký hiệu, trùng số, hóa đơn rách, nát.
2. Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc quản lý hóa đơn thống nhất, mở sổ theo dõi nhập, xuất, tồn hóa đơn, theo dõi Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn, thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn của các cơ quan theo quy định sau:
- Hàng năm, chậm nhất ngày 25 tháng 02 của năm sau lập Báo cáo nhập, xuất, tồn hóa đơn năm trước, gửi cơ quan tài chính cấp trên theo Mẫu số 09/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này;
- Mở sổ theo dõi việc bán hóa đơn (áp dụng đối với trường hợp bán quyển hóa đơn) theo Mẫu số 11/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này;
- Mở sổ theo dõi việc bán hóa đơn (áp dụng đối với trường hợp bán hóa đơn lẻ) theo Mẫu số 12/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này;
- Mở sổ theo dõi mất hóa đơn theo Mẫu số 13/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảo quản, lưu giữ hóa đơn theo đúng quy định của pháp luật;
c) Thông báo mất hóa đơn theo Mẫu số 14/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này khi nhận được báo cáo mất hóa đơn của cơ quan sử dụng cho cơ quan tài chính cấp trên và cơ quan thuế cùng cấp để báo cáo Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế;
d) Đình chỉ việc sử dụng hóa đơn đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Bán hóa đơn khống (hóa đơn trắng) và lập hóa đơn khống;
- Tẩy xoá hóa đơn, ghi hóa đơn có số lượng, giá trị tài sản không thống nhất giữa các liên hóa đơn hoặc giữa hóa đơn và bảng kê chi tiết đính kèm; mất hóa đơn nhưng không khai báo kịp thời theo quy định; không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn của cơ quan có thẩm quyền.
Giám đốc Sở Tài chính quyết định đình chỉ việc sử dụng hóa đơn của các cơ quan trên địa bàn địa phương (kể cả các cơ quan thuộc trung ương quản lý) khi phát hiện có hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn;
đ) Thu hồi đối với hóa đơn đổi mẫu, hóa đơn đã thông báo mất nhưng tìm lại được, hóa đơn in trùng ký hiệu, trùng số, hóa đơn rách, nát, hóa đơn sử dụng không đúng quy định.
Khi thu hồi hóa đơn phải lập bảng kê chi tiết theo cơ quan sử dụng với các nội dung chủ yếu gồm: Số lượng, ký hiệu, số hóa đơn;
e) Sở Tài chính lập bảng kê hóa đơn thanh hủy và tổ chức thực hiện thanh hủy hóa đơn không còn giá trị sử dụng (kể cả các hóa đơn bị mất đã thu hồi lại được). Việc thanh hủy hóa đơn phải thành lập Hội đồng thanh hủy do lãnh đạo Sở Tài chính làm chủ tịch, các thành viên gồm: Đại diện Cục thuế và các cơ quan có liên quan.
3. Cơ quan sử dụng hóa đơn có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng hóa đơn theo đúng quy định; nghiêm cấm việc mua, bán, cho, lập khống hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn sai mục đích;
b) Mở sổ theo dõi, bảo quản, lưu giữ đối với hóa đơn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng năm, thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hóa đơn với cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn theo Mẫu số 10/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 02 năm sau;
d) Báo cáo thanh, quyết toán hóa đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, ngừng hoạt động và nộp lại toàn bộ số hóa đơn chưa sử dụng cho cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, ngừng hoạt động theo Mẫu số 15/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Trường hợp bị mất hóa đơn thì phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn theo Mẫu số 16/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hóa đơn đã thông báo mất nhưng sau đó tìm thấy được, cơ quan sử dụng hóa đơn phải thực hiện nộp lại cho cơ quan tài chính nơi bán hóa đơn.
4. Trường hợp khi bán tài sản công, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập, theo đề nghị của người mua, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán. Người mua tài sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trên đây là nội dung tư vấn về Quản lý hóa đơn bán tài sản công. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?