Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh

Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Minh Lâm, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực hàng không dân dụng và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (minh_lam***@gmail.com)

Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh được quy định tại Tiểu mục 1.5 Mục 1 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2014/BGTVT về Sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay như sau:

a. Mục đích: Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh xác định khu vực chạm bánh cho các hoạt động hạ cánh.

b. Vị trí: Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh được sơn đối xứng thành từng cặp qua đường tim của đường CHC, được thể hiện trên Hình 7.

c. Màu sắc: Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh có màu trắng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.

d. Đặc tính: Sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh gồm các cặp sơn tín hiệu hình chữ nhật, được sơn đối xứng qua hai bên tim đường CHC, số lượng các cặp phụ thuộc vào chiều dài đường CHC, được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 - Số lượng cặp sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh

Chiều dài đường CHC (m)

Số lượng cặp sơn tín hiệu đánh dấu

Nhỏ hơn 900

1

Từ 900 đến nhỏ hơn 1200

2

Từ 1200 đến nhỏ hơn 1500

3

Từ 1500 đến nhỏ hơn 2400

4

Từ 2400 trở lên

6

Hình dạng của sơn tín hiệu vùng chạm bánh, được thể hiện trên Hình 7. Hình mẫu 7(A): Các vạch sơn tín hiệu có kích thước chiều dài không được nhỏ hơn 22,5 m và chiều rộng là 3 m. Hình mẫu 7(B), các vạch sơn tín hiệu có chiều dài không được nhỏ hơn 22,5 m và chiều rộng là 1,8 m với khoảng trống giữa hai vạch sơn cạnh nhau là 1,5 m. Trong trường hợp có sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm thì khoảng cách bên trong giữa các vạch sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh cũng bằng khoảng cách bên trong giữa hai vạch sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm. Trường hợp không có sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm thì khoảng cách bên trong giữa các vạch sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh phải tương ứng với khoảng cách bên trong giữa các vạch sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm tùy thuộc vào chiều dài đường CHC, được chỉ ra trong Bảng A1 Phụ lục A của Quy chuẩn này. Khoảng cách dọc giữa các vạch sơn tín hiệu là 150 m bắt đầu từ ngưỡng đường CHC, trừ cặp vạch sơn tín hiệu của vùng chạm bánh trùng với sơn tín hiệu đánh dấu điểm ngắm hoặc nếu khoảng cách còn lại so với vạch sơn đánh dấu điểm ngắm nhỏ hơn 50 m thì bỏ qua.

Trong đó:

- CHC: cất hạ cánh.

Trên đây là nội dung quy định về sơn tín hiệu đánh dấu vùng chạm bánh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại QCVN 79:2014/BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào