Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu bánh kẹo từ Thái Lan
1. Về chính sách mặt hàng
Bánh, kẹo không thuộc diện hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiên theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ. Do đó, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như hàng hóa thông thường khác.
Bánh, kẹo thuộc Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014. Do đó, khi nhập khẩu mặt hàng này, công ty phải có kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương.
Về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu Công ty căn cứ điều 16 và điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính để thực hiện.
2. Về chính sách thuế
- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Do công ty không cung cấp chi tiết thành phần cấu tạo của hàng hoá nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.
- Căn cứ biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ, công ty có thể tham khảo các phân nhóm sau:
Phân nhóm 17.04 - Các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng), không chứa ca cao.
Phân nhóm 18.06 - Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao.
Phân nhóm 19.05 - Bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wafer, bánh đa và các sản phẩm tương tự.
Phân nhóm 20.07 - Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch (nut), thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác.
Công ty căn cứ các quy định trên để phân loại phù hợp
- Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:
+ Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.
+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp công ty có C/O mẫu D: Công ty căn cứ vào mã HS thực tế cuat hàng hoá nhập khẩu, tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN giai đoạn 2016-2018 ban hành kèm theo Nghị định số 129/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.
- Trường hợp không có C/O mẫu D: Công ty căn cứ vào mã HS của thực tế hàng hoá nhập khẩu, tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biều thuế nhập khẩu ưu đãi (phụ lục II) ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?