Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hoa lan hồ điệp
1. Về chính sách mặt hàng
Trường hợp cây Lan hồ điệp không thuộc Danh mục của Công ước Cites ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 21/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì công ty làm thủ tục nhập khẩu như hàng hoá thông thường khác. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Lan hồ điệp thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29/06/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, khi nhập khẩu công ty phải thực hiện kiểm dịch.
2. Về chính sách thuế
2.1. Thuế nhập khẩu
- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu chi tiết hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Do công ty không cung cấp tài liệu chi tiết của hàng hóa nhập khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.
- Căn cứ Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016, mặt hàng của công ty có thể tham khảo phân nhóm 06.03: Cành hoa và nụ hoa dùng làm hoa bó hoặc để trang trí, tươi, khô, đã nhuộm, tẩy, thấm tẩm hoặc xử lý cách khác (mã HS 0603.13.00 – Phong lan).
- Khi phân loại hàng hóa cần tham khảo các quy định sau:
+ Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân tích phân loại hàng hóa.
+ Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới.
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Công ty căn cứ vào mã HS của hàng hoá thực tế nhập khẩu, đối chiếu với Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP để xác định thuế suất thuế nhập khẩu đúng quy định.
2.2 Thuế GTGT
Căn cứ Biều thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu thì mặt hàng của công ty có thuế suất thuế GTGT là *,5
Căn cứ điểm c khoản 2 điều 3 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 3. Biểu thuế giá trị gia tăng
…2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
c) Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp được nêu tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này”.
Theo quy định trên, trường hợp mặt hàng nhập khẩu của công ty có Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và chịu mức thuế suất thuế GTGT 5% ở khẩu kinh doanh thương mại (bán nội địa).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?