Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu tủ lạnh dạng CKD (tháo rời)
1. Về chính sách mặt hàng
- Trường hợp hàng hoá mới 100% không thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện nên công ty có thể nhập khẩu như hàng hoá thông thương khác. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điểu 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp hàng hoá đã qua sử dụng:
+ Trường hợp hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương thì cấm nhập khẩu. Đề nghị công ty căn cứ vào mã HS của thực tế hàng hoá nhập khẩu đối chiếu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCT để thực hiện.
+ Trường hợp hàng hoá không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04/2014/TT-BCT thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, khi nhập khẩu phải thoả mãn điều kiện quy định tại điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điều 16 và điểu 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và điều 7 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.
2. Về phân loại hàng hoá
Căn cứ khoản 1 điều 8 của Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 8. Phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời
1. Hàng hoá là những máy móc, thiết bị ở chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển thực hiện phân loại theo nguyên tắc 2a của 6 (sáu) quy tắc tổng quát giải thích hệ thống HS.
Trường hợp hàng hoá được nhập từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau thì người khai hải quan, cơ quan hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 dưới đây.
2. Thủ tục thực hiện đối với người khai hải quan.
a) Người khai hải quan thực hiện đăng ký Danh mục chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị, sau đây gọi là Danh mục, bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 03/DMTBĐKNK-TDTL/2015 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị (theo mẫu số 04/PTDTL-TBNC/2015, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên với Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất.
b) Trường hợp danh mục đã đăng ký cần sửa đổi bổ sung các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị thì người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung chi Chi cục Hải quan nơi đăng ký Danh mục trước thời điểm nhập khẩu lần đầu hoặc trước thời điểm nhập khẩu máy móc thiết bị cho lô hàng tiếp theo có sửa đổi, bổ sung danh mục.
c) Trường hợp mất danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị thì người khai hải quan thực hiện tương tự theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 7 Thông tư này”.
Như vậy, trường hợp hàng hoá của công ty nhập khẩu từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau thì ngoài thủ tục hải quan quy định tại điểm 1 nêu trên, công ty phải thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 2 điều 8 Thông tư số 14/2015/TT-BTC.
Trường hợp hàng hóa được nhập khẩu từ một nguồn, một chuyến, làm thủ tục hải quan tại một cửa khẩu thì người khai hải quan không cần thực hiện theo Khoản 2 Điều 8, tức là không thực hiện Danh mục các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị.
3. Về mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT:
- Căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Cục Kiểm định Hải quan xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
- Do công ty không cung cấp tài liệu kỹ thuật, catalogue, hình ảnh của hàng hóa nhập khẩu nên Tổ tư vấn không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nêu trên.
- Theo hướng dẫn tại quy tắc 2a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài chính thì: “Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời ’’. Như vậy, mặt hàng của công ty có thể tham khảo phân nhóm 84.18 - Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.
- Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào mã HS của hàng hoá thực tế nhấp khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 và tra cứu thuế suất thuế GTGT tại Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?