Hướng dẫn về bao bì hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ khoản 3 điều 9 và điều 17 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá quy định:
“Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc...
Như vậy, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện bằng tiếng Việt thì không vi phạm theo quy định hiện hành. Trường hợp trên nhãn gốc thể hiện chưa đầy đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá.
Công ty căn cứ vào các quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ và Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ để xác định nội dung ghi trên nhãn gốc hàng hoá đã thể hiện đầy đủ thông tin bắt buộc hay chưa. Qua đó, công ty xác định được có phải ghi thêm nhãn phụ hàng hoá hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?