Hướng dẫn về chứng từ khai báo than nhập khẩu
Căn cứ Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Căn cứ điểm 2.8, Mục 2 Phụ lục 2 Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ nêu trên.
Theo các quy định trên, trường hợp Công ty nhập khẩu “polypropylene nguyên sinh, dạng hạt”, mã số thuế 39021090 có thuế suất thuế nhập khẩu là 3%. Nhằm đáp ứng yêu cầu được áp mã số thuế chương 98, phân nhóm 98.37, mã số thuế là 9837.0000, thuế suất nhập khẩu là 0% thì mặt hàng trên của Công ty phải đáp ứng đủ thông số kỹ thuật về tỷ trọng, chỉ số nóng chảy, cường độ chịu nhiệt và Môđun uốn với .
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Trường hợp phát hiện thông tin khai báo về tên hàng, mô tả hàng hóa chưa phù hợp với mã số hàng hóa, hoặc sai lệch giữa các thông tin trên chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên tờ khai hải quan nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung tài liệu kỹ thuật hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc bản phân tích thành phần sản phẩm.
Qua kiểm tra các chứng từ nộp bổ sung, nếu cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định người khai hải quan khai không đúng tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung như quy định tại điểm b.2 khoản này. Trường hợp người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế thì thực hiện lấy mẫu phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 2 Điều này.”.
Mặt khác, mỗi một lô sản xuất khác nhau, nhà sản xuất sẽ cho ra sản phẩm khác nhau có thông số kỹ thuật khác nhau trong dung sai cho phép của nhà sản xuất (phụ thuộc nhiều yếu tố như nguyên liệu đầu vào, năng lực sản xuất…). Doanh nghiệp không thể sử dụng Bản phân tích thành phần sản phẩm (C/A) của các lô hàng sản xuất năm 2016 để sử dụng cho các lô hàng được sản xuất năm 2017 và Bản phân tích thành phần sản phẩm không thể hiện lô sản xuất, ngày sản xuất như đã nêu.
Do đó, để được hưởng thuế suất ưu đãi trên, Công ty phải chứng minh được lô hàng tại số hóa đơn thương mại cụ thể đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm 2.8, Mục 2 Phụ lục 2 Nghị định 122/2016/NĐ-CP nêu trên.
Trường hợp như công ty nêu Biên bản chứng nhận nhiệt lượng nhà sản xuất không thể hiện đủ số đơn hàng, Invoice,… nhưng đã có kết quả giám định cụ thể từng lô hàng có thể hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí cần thoả mãn để được phân loại vào chương 98, phân nhóm 98.37, đề nghị công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để được hướng dẫn chi tiết và thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?