Các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Luật Cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 10 Luật cạnh tranh 2004 thì các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định cụ thể như sau:
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật cạnh tranh 2004 được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
+ Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
+ Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ;
+ Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
+ Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Trình tự, thủ tục, thời hạn miễn trừ được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương 2 Luật cạnh tranh 2004
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật cạnh tranh 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?