Một số quy định khi sử dụng đèn tín hiệu

Các quy định khi sử dụng đèn tín hiệu được xác định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập. Em được biết hiện nay trong hệ thống biển báo giao thông có rất nhiều các dạng đèn tín hiệu. Vậy khi sử dụng những loại đèn này cần tuân theo những quy định nào? Em có thể xem chi tiết tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý anh chị. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Hồ Văn Tú (tu***@gmail.com)

Các dạng đèn tín hiệu và các yêu cầu phải tuân thủ khi sử dụng các dạng đèn này được quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

A.3. Một số quy định khi sử dụng hệ thống đèn tín hiệu

a) Dùng dạng đèn 1 và 2 là hai dạng đèn chính để áp dụng điều khiển giao thông đường bộ. Ngoài ra có thể áp dụng điều khiển chuyển động của tàu điện, ôtô buýt, xe điện bánh hơi (nếu có) nhưng thông thường để áp dụng điều khiển tàu điện, ôtô buýt, xe điện bánh hơi thì dùng theo dạng 6 để phù hợp với quy định quốc tế;

b) Nơi nút giao có tầm nhìn của lái xe không bảo đảm thì dùng đèn tín hiệu kiểu 1 của dạng 1 nhưng điểm thấp nhất của đèn điều khiển cách mặt đường xe chạy từ 1,8 m trở lên, các quy định khác không thay đổi;

c) Lắp đặt "Đúp" các đèn dạng 1 cần lựa chọn cho phù hợp các điều kiện sau:

- Trên đường một chiều các loại phương tiện được đi cả phần đường ở phía bên trái;

- Trên đường hai chiều xe chạy, trước nút giao trên lề đường (hè đường) hay đảo an toàn, nếu không đủ điều kiện đặt đèn trước nút giao thì có thể lắp đèn tín hiệu về hai chiều xe chạy nhưng với điều kiện khoảng cách tối thiểu là 24 m.

d) Đèn dạng 2 nhằm để điều khiển theo làn đường được đặt ở gần nút giao trên những đường có 3 làn đường xe chạy; những nút có nhiều làn xe rẽ trái; có thể đặt trên đảo giao thông hay trên mép phần xe chạy;

e) Đèn dạng 1, 2, 7, 8 cho phép tín hiệu xanh nhấp nháy 3 hoặc 4 lần trước khi chuyển tín hiệu vàng;

g) Đèn dạng 1, 2 đường kính của bóng tín hiệu rộng 300 mm áp dụng ở trên những đường phố chính, trên đường quốc lộ hay khu vực quảng trường. Trong các trường hợp khác thì dùng đường kính của tín hiệu 200 mm. Đặc biệt cho phép dạng 1 và 2 đặt theo chiều thẳng đứng, tín hiệu trên cùng có đường kính 300 mm, các tín hiệu ở thấp hơn đường kính là 200 mm;

h) Đèn dạng 3 được sử dụng trong trường hợp tổ chức giao thông cho một làn xe của chiều ngược lại được dùng cho giao thông của hướng thuận do có sự chênh lệch lưu lượng đáng kể giữa hai hướng. Hướng thuận trong các giờ cao điểm có lưu lượng lớn và ở trạng thái ùn tắc cần thêm làn xe để tăng năng lực thông qua, còn hướng ngược lưu lượng lại nhỏ. Khi sử dụng như vậy, mũi tên xanh chỉ xuống bật sáng có nghĩa là người tham gia giao thông theo hướng thuận chiều có thể sử dụng thêm làn của hướng ngược chiều đó để đi và ngược lại khi đèn có dấu cộng màu đỏ bật sáng thì làn đó không được sử dụng. Phần đường xe chạy phải có tổng số làn ≥ 3 làn đường và không có dải phân cách hai chiều xe chạy;

i) Căn cứ tình trạng giao thông cụ thể Tư vấn thiết kế hoặc người quản lý giao thông áp dụng cho phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật sau:

- Đèn tín hiệu được treo ở ngoài mép mặt đường không ít hơn 0,5 m (theo chiều ngang). Đối với đường có 3 làn xe trở lên thì đèn tín hiệu treo ở phía trên theo chiều xe chạy;

- Thời gian đèn xanh tối thiểu cho một hướng giao thông ít nhất là 15 giây;

- Đèn dành cho người đi bộ có chu kỳ đèn dài ít nhất là 7 giây. Khi lưu lượng người đi bộ thấp và bề rộng đường hẹp 2 làn xe và không là đường ưu tiên thì có thể giảm bớt chu kỳ đèn ngắn hơn nhưng không ít hơn 4 giây. Chú ý, tốc độ của người đi bộ sang đường tính bằng 1,2 m/s, nếu nơi bố trí dành cho người khuyết tật qua đường sẽ phải tính tốc độ của người sang đường thấp hơn 1,2 m/s và căn cứ vào thị sát để đặt chu kỳ đèn cho phù hợp.

Để trợ giúp người đi bộ sang đường nhất là người khiếm thị, khiếm thính hoặc khuyết tật người ta còn sử dụng thiết bị cảm biến thụ động hoặc nút ấn. Thiết bị nút ấn dành cho người đi bộ sang đường bao gồm nút ấn, đèn nhấp nháy đặt chung trên một cột ở vị trí thuận lợi trên vỉa hè ngay vị trí bắt đầu dành cho người đi bộ sang đường. Thiết bị nút ấn còn trang bị bộ phận phát âm thanh để báo nơi đặt thiết bị nút ấn, âm thanh dễ nhận biết có chu kỳ 0,15 giây và lặp lại sau 1 giây, âm thanh có thể nghe thấy từ cự ly 1,8 m đến 3,7 m và âm lượng không thấp hơn 5 dB nhưng không cao hơn 89 dB và sẽ bị vô hiệu hóa khi chu kỳ đèn nhấp nháy kết thúc. Khi đặt thiết bị nút ấn phải khảo sát thực địa để bố trí phù hợp.

- Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300 mm ở những đường có tốc V85 từ 60 km/h trở lên và ở nơi thường xuyên không có người điều khiển giao thông, nơi có nhiều người già tham gia giao thông;

- Đèn tín hiệu phải nhìn thấy từ xa và không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng A.1:

 

Bảng A.1-Khoảng cách tối thiểu nhìn thấy đèn tín hiệu

80Tốc độ V85 (km/h)

Khoảng cách nhìn thấy nhỏ nhất (m)

30

50

40

65

50

85

60

110

70

140

80

165

90

195


- Đèn tín hiệu được treo ở ngoài mép mặt đường hoặc vỉa hè thì cạnh dưới của đèn không thấp hơn 1,4 m và không cao quá 5,8 m so với mặt đảo, mặt hè, mặt lề nơi đặt cột đèn tín hiệu. Khi treo trên làn xe chạy thì cạnh dưới của đèn không thấp hơn 5,2 m và không cao quá 7,8 m so với mặt đường nơi treo đèn;

- Những nơi đặt đèn có độ sáng của thiên nhiên sau đèn gây rối nhận biết của người điều khiển phương tiện thì cần nghiên cứu tạo nền sau đèn để trợ giúp nhận biết cho người điều khiển phương tiện;

- Do người điều khiển phương tiện tập trung quan sát phía trước để điều khiển phương tiện, vì vậy, khi đặt đèn tín hiệu hoặc các báo hiệu giao thông trên lề, hè cần xác định vùng quan sát hiệu quả. Cách xác định như sau: mở một góc 40° từ vị trí mắt người lái đối xứng qua trục mắt tạo thành vùng nhìn rõ của người lái. Cũng cần chú ý khả năng quan sát được đèn của các xe phía sau các xe lớn hoặc người tham gia giao thông bị ngược ánh nắng mặt trời.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các quy định về sử dụng các dạng đèn tín hiệu. Bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
525 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào