Cách nhận biết các dạng đèn tín hiệu

Cách nhận biết các dạng đèn tín hiệu được quy định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập. Anh chị vui lòng cho em hỏi hiện nay trong hệ thống báo hiệu giao thông có những dạng đèn tín hiệu nào? Cách nhận biết các dạng đèn này được quy định ra sao? Em có thể xem chi tiết tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý anh chị. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Hồ Văn Lợi (0902****)

Các dạng đèn tín hiệu và cách nhận biết các dạng đèn này được quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

A.2. Kích thước

a) Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn chính thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh -  vàng - đỏ đường kính bóng đèn từ 200 mm đến 300 mm, đối với đèn đỏ bắt buộc đường kính 300 mm. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4, 5 và 6 ngoài đèn chính còn đèn phụ báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay đầu.

b) Dạng đèn 1 Kiểu 1b: ngoài đèn chính 3 màu (đỏ - vàng - xanh) còn có hộp đèn phụ (nhỏ treo thấp hơn đèn chính) cũng 3 màu (đỏ - vàng - xanh) nhắc lại tín hiệu đèn chính và đèn điều khiển giao thông cho người đi bộ.

c) Nếu cho phép các loại phương tiện vòng trái và quay đầu phải sử dụng kiểu 4, 5, 6.

d) Dạng đèn 2 là đèn chính có lồng mũi tên cho phép xe được đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải. Chú ý về màu sắc của mũi tên vẽ trên mặt kính của tín hiệu:

- Tín hiệu xanh: mũi tên màu xanh trên nền màu đen.

- Tín hiệu vàng: nét vẽ của mũi tên màu đen trên nền màu vàng.

- Tín hiệu đỏ: nét vẽ của mũi tên màu đen trên nền màu đỏ.

e) Dạng đèn 1, 2 phải lắp đặt theo chiều thẳng đứng, dạng 8 có thể lắp theo chiều ngang trên các cột có cần vươn. Nguyên tắc là bóng đỏ ngoài cùng và bóng xanh trong cùng.

g) Đèn hai khoang dạng đèn 3, đường kính 300 mm bên trái là 2 mũi gạch chéo màu đỏ - các phương tiện dừng lại, còn bên phải là mũi tên màu xanh - các phương tiện được phép đi theo hướng chiều của mũi tên.

h) Dạng đèn 4 và 5 kiểu 1, 2 đều có đường kính của đèn từ 200 mm - 300 mm, dạng 5 kiểu 2 là loại đèn đỏ chữ thập (cấm đi - đặt sau nơi đường giao nhau).

i) Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm, bảng bố trí đèn tín hiệu có kích thước 300 mm x 400 mm.

k) Dạng đèn 7 có hai tín hiệu nằm trên một kết cấu chung, người đứng màu đỏ, người đi màu xanh trên nền kính màu đen đường kính là 200 mm đến 300 mm để hướng dẫn người đi bộ.

l) Dạng đèn 8, đường kính của bóng đèn tín hiệu 60 mm, đây là đèn dùng cho việc hướng dẫn xe đạp trên những đường dành riêng cho xe đạp. Thông thường phía dưới đèn có biển kích thước 200 mm x 200 mm nền màu trắng, hình xe đạp tượng trưng màu đen.

m) Ngoài các dạng đèn đã nêu, có thể bố trí các tín hiệu khác nhau (xanh, đỏ, vàng) trên cùng một bóng đèn nhưng phải đảm bảo một tín hiệu màu duy nhất, rõ ràng trên mặt đèn ở từng thời điểm trong chu kỳ của đèn. Đèn tín hiệu có thể lắp đặt trên cột đứng, cột cần vươn hay giá long môn.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về cách nhận biết các dạng đèn tín hiệu. Bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
347 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào