Thẩm quyền xử lý vi phạm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì Thẩm quyền xử lý vi phạm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý vi phạm đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các chức danh khác theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử lý vi phạm đối với Giám đốc Sở Giao thông vận tải; các chức danh khác theo thẩm quyền.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Quyết định xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên; Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ; Phó Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ; Giám đốc cụm phà;
b) Quyết định các hình thức xử lý đối với nhà thầu, đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, đơn vị quản lý dự án khi vi phạm quy định của Thông tư này;
c) Yêu cầu Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đình chỉ thi công hoặc thu hồi giấy phép thi công đối với nhà thầu; Đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi bị xử lý vi phạm theo quy định của Thông tư này;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý, bảo trì đường bộ.
4. Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ
a) Quyết định xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với cán bộ, viên chức, nhân viên và người lao động; Phó Giám đốc cụm phà;
b) Đình chỉ thi công đối với nhà thầu; đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi bị xử lý vi phạm theo quy định của Thông tư này;
c) Thu hồi giấy phép thi công đối với nhà thầu; đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi bị xử lý vi phạm theo quy định của Thông tư này.
5. Giám đốc Sở Giao thông vận tải
a) Quyết định xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên và các chức danh khác;
b) Đình chỉ thi công đối với nhà thầu; đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi bị xử lý vi phạm theo quy định của Thông tư này;
c) Thu hồi giấy phép thi công đối với nhà thầu; đơn vị thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi bị xử lý vi phạm theo quy định của Thông tư này;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án khi thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý bảo trì đường bộ.
6. Thanh tra giao thông, công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao thực hiện xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền xử lý vi phạm trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 31/2012/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?