Bị mất giấy khai sinh làm lại như thế nào?

Thủ tục làm lại giấy khai sinh được quy định ra sao? Xin chào các bạn trong Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Mẹ tôi bị mất giấy khai sinh nhưng không biết phải tiến hành thủ tục xin cấp lại như thế nào. Rất mong các chuyên viên tư vấn giúp tôi quy trình làm lại giấy khai sinh cho mẹ tôi. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý chuyên gia.  Hoàng Thu Hiền (hien***@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì hiện nay, đối với giấy khai sinh bị mất, công dân làm thủ tục xin đăng ký lại khai sinh. Theo đó:

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Về hồ sơ, thủ tục đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Hồ sơ xin cấp lại giấy khai sinh bao gồm:

+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính giấy khi sinh;

+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin đến nội dung khai sinh của người đó;

+ Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này còn phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày. tháng; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

- Về nơi tiến hành thủ tục:

Nơi thực hiện thủ tục cấp lại giấy khai sinh sẽ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây hoặc UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

+ Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

+ Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

+ Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về thủ tục đăng ký lại khai sinh. Bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ hơn vấn đề. 

Trân trọng!

Giấy khai sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy khai sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể trích lục giấy khai sinh cho con tại nơi tạm trú không?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số lưu ý quan trọng khi đặt tên cho con trong giấy khai sinh vào năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy ủy quyền làm giấy khai sinh 2024? Làm giấy khai sinh cho con cần những gì 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt Giấy khai sinh và trích lục Giấy khai sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chỉnh sửa giấy khai sinh mới nhất 2024? Sửa giấy khai sinh gốc ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quê quán trong giấy khai sinh ghi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xóa tên cha trên giấy khai sinh của con được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần làm giấy ủy quyền cho ông bà đi làm giấy khai sinh cho con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được cập nhật tên cha vào giấy khai sinh mà không phải làm thủ tục nhận cha con?
Hỏi đáp Pháp luật
Một người có được cấp hai giấy khai sinh không? Nếu muốn đăng ký lại giấy khai sinh thì phải đáp ứng những điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy khai sinh
Thư Viện Pháp Luật
284 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào