Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Lâm Khánh Như, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Quận 9, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.       

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2012/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định như sau:

Chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải về tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc hệ thống quốc lộ.

Ngoài ra, văn bản này còn quy định Trách nhiệm của đơn vị được giao kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ như sau:
1. Lập kế hoạch quản lý, bảo trì đường bộ, hành lang an toàn đường bộ do đơn vị quản lý trình cấp có thẩm quyền.

2. Chỉ đạo, điều hành, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Thanh tra giao thông trong công tác tuần tra, kiểm tra; bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất; tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông. Trường hợp hư hỏng nặng vượt quá nhiệm vụ được giao, phải tổ chức đảm bảo giao thông và báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết kịp thời.

3. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Thanh tra giao thông để bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

4. Lập kế hoạch, phương án phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có sự cố.

5. Tổ chức đếm xe, phân loại cầu đường, cập nhật tình trạng cầu đường và báo cáo theo quy định.

6. Tham gia kiểm tra an toàn giao thông đối với các công trình đang hoàn thiện chuẩn bị bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

7. Lập hồ sơ quản lý, lưu trữ, bảo quản và thường xuyên bổ sung đầy đủ diễn biến và biện pháp khắc phục hư hỏng cầu đường. Quản lý hồ sơ bằng cả văn bản và phần mềm máy vi tính.

8. Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường bộ.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 31/2012/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

227 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào