Phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và quyết định trả tự do trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
Theo quy định tại Điều 45 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 thì Phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và quyết định trả tự do trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như sau:
1. Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng mọi phương thức kiểm sát theo quy định của pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật theo thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
2. Khi kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù thuộc một trong những trường hợp sau đây mà đang bị giam, giữ thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định trả tự do ngay cho họ:
a) Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị tạm giữ không có quyết định của cơ quan và người có thẩm quyền; người đã được Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm giữ, người bị tạm giữ đã có quyết định trả tự do; người mà Viện kiểm sát không phê chuẩn gia hạn tạm giữ;
b) Người bị tạm giam nhưng không có lệnh, lệnh không có phê chuẩn của Viện kiểm sát (đối với những trường hợp luật quy định phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát); người đã được Viện kiểm sát quyết định không gia hạn tạm giam; người đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam; người đã có quyết định trả tự do hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; người đã có quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà không bị giam giữ về hành vi phạm tội khác; người đã được Tòa án xét xử và quyết định trả tự do; tuyên không phạm tội, được miễn trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt, hình phạt không phải là tù giam, thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian đã bị tạm giam;
c) Người đã chấp hành xong thời hạn phạt tù ghi trong bản án nếu họ không bị tạm giam về một hành vi phạm tội khác; người đã có quyết định giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại; người đã có quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đã có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước; người đã có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; người đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án; người đã có quyết định miễn chấp hành án phạt tù; người bị bắt thi hành bản án đã hết thời hiệu theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Khi phát hiện việc giam, giữ người thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều này, Viện kiểm sát thực hiện các nội dung sau:
a) Lập biên bản vi phạm về việc giam, giữ không có căn cứ và trái pháp luật;
b) Ra quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam hoặc Luật Thi hành án hình sự; đồng thời báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự) để quản lý, chỉ đạo thống nhất;
c) Kháng nghị, kiến nghị cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ, cơ quan khác có liên quan (nếu có vi phạm).
Trên đây là nội dung tư vấn về Phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và quyết định trả tự do trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Bằng lái xe nếu đã hết hạn quá 3 tháng sẽ phải thi lại không?
- Từ ngày 01/07/2025, mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là bao nhiêu?
- Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông gặp biển nào không được phép đi vào?
- Việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được tiến hành như thế nào?