DN hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như sau: (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không thông báo bằng văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp; về việc thay đổi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt, vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật) có thể sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử phạt hành vi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?